Hội vật cầu kịch tính ở làng Thúy Lĩnh
Tương truyền, Lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông. Khi đó, Thái tử Linh Lang thường tổ chức lễ hội vật cầu để mọi người được vui chơi, gắn kết và cũng là cách rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Đầu mùa xuân, lễ hội vật cầu lại được tổ chức tại sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là dịp để người dân Lĩnh Nam thể hiện truyền thống thượng võ.
Ngày nay, lễ hội vật cầu đã có nhiều thay đổi để tạo sự hấp dẫn cho người chơi. Một trận vật cầu gồm bốn đội, mỗi đội hai người với bốn màu đai thắt lưng khác nhau. Cầu có thể là một quả bưởi dành cho thiếu nhi, hoặc vật hình cầu làm bằng gỗ, tùy từng độ tuổi để có khối lượng phù hợp. Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, các đội cùng tranh nhau cướp cầu, tìm cách ngăn cản người cầm cầu chuyền cho đồng đội mang về hố của đội mình.
Đội chiến thắng sẽ là đội mang được quả cầu về hố của đội đó. Những màn cướp cầu vô cùng quyết liệt, gay cấn, tạo nhiều cảm xúc cho người xem.
Giải thưởng của hội vật cầu chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nhưng trên hết, đó là nét đẹp văn hóa truyền thống. Qua đó, khích lệ phong trào rèn luyện sức khỏe cho mọi người, một tinh thần thượng võ, giữ gìn phong tục đẹp của làng Thúy Lĩnh .
Lễ hội vật cầu không chỉ thể hiện sự thông minh của người chơi mà còn tôn vinh sức mạnh thể chất của những người con đất Việt, là dịp người dân làng Thúy Lĩnh giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc sắc của địa phương.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0