Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc 2023
Hội thi năm nay quy tụ gần 500 vận động viên của 13 địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực phía Nam Trung Bộ - Tây Nguyên từ thành phố Đà Nẵng trở vào gồm: Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Gia Lai, Quảng Nam, Kon Tum, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Đắk Lắk và Quảng Ngãi. So với hội thi lần thứ XII được tổ chức ở tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2022, giải lần này đã có thêm đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu. Tại hội thi năm nay, các vận động viên tranh tài ở 7 môn gồm: việt dã, bóng đá nam, bóng chuyền nam-nữ, bắn nỏ, cà kheo, đẩy gậy và kéo co.

Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số khu vực II được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, là hoạt động nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Phát triển rộng rãi phong trào tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực tham gia Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, với tinh thần “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” gắn liền với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

Hội thi năm 2022, Đoàn Đắk Lắk giành Nhất toàn đoàn bộ môn Bắn nỏ - ná với 4 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và một Huy chương Đồng. Đến hội thi năm nay, đoàn sẽ cố gắng để giành thành tích cao nhất, bảo vệ thành quả như năm ngoái trước các đối thủ mạnh ở bộ môn này là Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Quảng Ngãi.

Đơn vị chủ nhà Gia Lai đã đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, sân bãi thi đấu... phục vụ các đội tham gia Hội thi năm nay.
Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XIII, khu vực II không chỉ là sân chơi bổ ích cho các vận động viên mà còn là cơ hội để phát huy văn hóa, truyền thống, tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Hội thi cũng góp phần vào sự phát triển chung của thể thao và du lịch khu vực II nói riêng, cả nước nói chung.
Được biết, sau hơn 2 ngày thi đấu sôi nổi, đầy kịch tích ở các môn thi đấu việt dã, bắn nỏ - ná, đẩy gậy, cà kheo, đoàn Thể thao Đắk Lắk đang dẫn đầu với 277 điểm, tiếp sau là đoàn Gia Lai 245 điểm và đứng thứ 3 với 232 điểm là đoàn Kon Tum. Hội thi sẽ bế mạc, trao giải vào ngày 23/6.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.
0