Hội thảo quốc tế 'Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam'
Sự kiện do Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức.
Trong bối cảnh toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ về chuỗi cung ứng, Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến tiềm năng cho các nhà sản xuất.

Làm gì để quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam hiệu quả? Các vấn đề cấp bách trong quản lý chuỗi cung ứng hiện nay, bao gồm những thách thức do biến đổi khí hậu, sự cần thiết phải chuyển đổi số và các xu hướng mới như Blockchain và IoT trong chuỗi cung ứng đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng đưa ra thảo luận.
Phó giáo sư Trần Phương Trà, Giám đốc mạng lưới Chính sách kinh tế của AVSE Global chia sẻ: "Thứ nhất, Việt Nam có sự tăng trưởng về dân số, kinh tế phát triển nhanh, vì thế cần tổ chức chuỗi cung ứng để tận dụng được nguồn lực và giải bài toán cho các doanh nghiệp, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điểm thứ hai là Việt Nam cũng có thách thức về biến đổi khí hậu mà cần phải chủ động ứng phó được, ví dụ như cơn bão Yagi vừa qua đã cho thấy rõ điều đó. Thứ ba là Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực chip bán dẫn. Từ ba điểm này thì chúng tôi nhận định 'Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam' là một chủ đề rất quan trọng và đã đưa được những diễn giả cấp cao nhất từ quốc tế về để trao đổi với Việt Nam".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Sự, Hiệu Phó trường Đại học Thương mại cho biết: "Hội thảo đã thu hút được rất nhiều chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín đến từ các trường đại học lớn của thế giới. Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và có nhiều ý kiến để đóng góp vào chuỗi cung ứng của Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang ngày càng hội nhập. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã lên tới 200%, kinh tế Việt Nam phát triển và phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy vai trò của quản lý chuỗi cung ứng rất quan trọng".

Những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, logistics và sản xuất đã được đưa ra thảo luận. Cùng với đó là kinh nghiệm quốc tế để giúp hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng bền vững; thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu; thiết kế và quản lý hệ thống logistics, cũng như các thực hành quản lý bền vững trong sản xuất.
Giáo sư Stefan Minner, chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics, Trường Quản lý TUM, Đức cho rằng: "Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững. Khi phân tích được dữ liệu và sử dụng công nghệ hiện đại để đưa ra dự đoán sẽ giúp chúng ta đưa ra được quyết định chính xác trong quản lý chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng cần đầu tư vào thế hệ trẻ, giáo dục cả học thuật và kỹ năng để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu".
Giáo sư Pierre Fenies, Giám đốc Trung tâm khoa học quản trị, Trường đại học Pantheon Assas, Pháp khẳng định: "Biến đổi khí hậu và nhiều thách thức đang đặt ra. Để xây dựng được chuỗi cung ứng thích ứng được và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì chúng ta phải ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp quá trình logistic được kiểm soát, mang tới sự chuẩn bị tốt hơn cho các nhà sản xuất cũng như các nhà hoạch định chính sách".
Trong khuôn khổ hội thảo, sáng ngày 22/10 tại Trường Đại học Thương mại diễn ra Tọa đàm chính sách bàn tròn về Chuỗi cung ứng ứng phó thiên tai. Đây là diễn đàn để các nhà nghiên cứu và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chia sẻ ý tưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện nay.

Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đã có những bước tiến lớn về môi trường vĩ mô ổn định, chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo lực lượng lao động trẻ dồi dào. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xanh hoá trong sản xuất, quan tâm đến các yếu tố công nghệ và con người để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
0