Hội nghị Thượng đỉnh G7 và những điểm nhấn

(HanoiTV) - Kết thúc hội nghị kéo dài 3 ngày tại miền Nam nước Đức, lãnh đạo các quốc gia nhóm G7 đã đạt được một số quyết định quan trọng, chủ yếu nhắm vào Nga với lý do cuộc xung đột Ukraine, đồng thời một lần nữa thông qua đây để thể hiện sự ủng hộ đối với Kiev.

Mỹ thực hiện ngay lập tức lệnh trừng phạt mới với Nga

Ngay sau khi G7 thông qua quyết định áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga và các lệnh trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, ngày 28/6, Bộ Tài chính Mỹ ra thông báo cho biết, lệnh cấm này sẽ được Mỹ thực hiện ngay lập tức.

"Các hành động được thực hiện hôm nay đánh vào trọng tâm khả năng của Nga trong việc phát triển và triển khai vũ khí và công nghệ được sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine", Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Vàng của Nga bị G7 áo đặt lệnh trừng phạt

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào 70 thực thể của Nga, bao gồm cả tập đoàn công nghiệp-quân sự Rostec, được Washington mô tả là "nền tảng" của ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ Nga.

Áp giá dầu của Nga

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, các nhà lãnh đạo G7 gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Đức sẽ bắt đầu đưa ra cơ chế giới hạn đối với dầu của Nga nhằm ngăn chặn việc tạo ra nguồn thu chính cho Matxcơva.

G7 chưa thống nhất cơ chế áp giá dầu đối với Nga

Dự kiến, cơ chế này sẽ được đưa ra vào buổi ra tuyên bố chung của hội nghị. Tuy nhiên, Cố vấn ngoại giao chính của Tổng thống Mỹ, Jake Sullivan, phải thừa nhận: "Đây không phải là thứ mà có thể lấy ra khỏi ngăn kéo như thể đó là một phương pháp đã được thử nghiệm và phê duyệt ... Khu vực tư nhân, bao gồm các chuyên gia bảo hiểm và vận tải, nên tham gia vào cơ chế này".

G7 cam kết đóng góp vào công cuộc tái thiết Ukraine

Các cường quốc nhóm G7 đã cam kết hỗ trợ việc tái thiết Ukraine thông qua một hội nghị quốc tế.

“Nga không thể và không thể thắng” trong cuộc chiến ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt sẽ được duy trì chừng nào cần thiết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định hôm 28/6.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các nước NATO tiếp tục ủng hộ Ukraine.

G7 cam kết đóng góp vào công cuộc tái thiết Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu đưa Nga vào danh sách "nhà nước bảo trợ khủng bố", một ngày sau cuộc tấn công của Nga vào một trung tâm mua sắm khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, theo Kiev. Về phần mình, Nga phủ nhận việc tấn công một trung tâm mua sắm đông đúc ở Kremenchuk, Ukraine, đồng thời nhấn mạnh, đây là một trung tâm mua sắm bỏ hoang đã bốc cháy sau một cuộc tấn công có chủ đích vào một kho vũ khí. Bộ Quốc phòng Nga trong thông cáo báo chí hàng ngày tuyên bố đã phá hủy các kho vũ khí có tên lửa “chính xác cao” do phương Tây tài trợ cho Ukraine, nằm trên lãnh thổ của một nhà máy sản xuất xe xây dựng liền kề trung tâm mua sắm.

Cũng trong ngày 28/6, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin cho biết: Cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc khi chính quyền và quân đội Ukraine đầu hàng. Phía Ukraine có thể kết thúc xung đột trong vòng một ngày. Các đơn vị chủ nghĩa dân tộc phải được lệnh hạ vũ khí, binh lính Ukraine phải được lệnh hạ vũ khí và tất cả các điều kiện do Nga đặt ra phải được thực hiện. Sau đó, tất cả sẽ kết thúc trong một ngày .

Nga cấm nhập cảnh với vợ và con gái của Tổng thống Mỹ

Ngày 28/6, Nga thông báo sẽ cấm thêm 25 người Mỹ, trong đó có Jill và Ashely Biden, vợ và con gái của Tổng thống Mỹ Joe Biden, và coi đây là đòn đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Danh sách cũng bao gồm lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnel, các Thượng nghị sĩ khác như Charles Grassley, Kirsten Gillibrand và Susan Collins, và các Giáo sư đại học như Francis Fukuyama.

Hành động chống lại biến đổi khí hậu

Các nhà lãnh đạo của G7 đã nhất trí về việc thành lập một “câu lạc bộ khí hậu” nhằm tăng cường và mở rộng hợp tác trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, theo một tuyên bố chung được công bố hôm 28/6 khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Đức.

Câu lạc bộ khí hậu này sẽ là một diễn đàn liên chính phủ với tham vọng lớn mở cửa cho tất cả các quốc gia.

"Chúng tôi mời các đối tác, bao gồm các nước phát thải lớn, các thành viên G20 và các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác, tăng cường các cuộc thảo luận và tham vấn với chúng tôi", tuyên bố nhấn mạnh.

Lần đầu tiên, Trung Quốc là nội dung hội nghị của G7

Nhóm G7 chia tay nhau tại Đức mà không quên đưa ra những quyết định lên án các hành vi kinh tế không công bằng của Trung Quốc và hứa hẹn một "cách tiếp cận phối hợp" để đối phó với nước này.

Quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết: “Các nhà lãnh đạo sẽ cam kết làm việc cùng nhau để phát triển một cách tiếp cận phối hợp nhằm giải quyết các hành vi phi thương mại của Trung Quốc nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và người lao động. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về vai trò của Trung Quốc trong bẫy nợ của các nước thu nhập thấp và trung bình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.