Hội nghị cấp cao AI ở Paris: Hình thành thế chân vạc

Hội nghị cấp cao Hành động về trí tuệ nhân tạo (AI) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì ở thủ đô Paris của nước Pháp diễn ra trong bối cảnh tình hình rất đặc biệt trên thế giới nói chung và liên quan đến trí tuệ nhân tạo nói riêng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng và khuấy động thế giới với việc sử dụng thuế quan bảo hộ thương mại làm công cụ cầm quyền. Ông tập hợp được một số hãng lớn của Mỹ về công nghệ cao để thực hiện dự án phát triển trí tuệ nhân tạo Stargate nhằm mục tiêu gây dựng và duy trì cho nước Mỹ vị thế dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek R1 của hãng DeepSeek của Trung Quốc đã tạo nên trận địa chấn thực sự bởi chi phí sản xuất quá thấp và bởi báo hiệu Trung Quốc đang trên con đường trở thành cường quốc thế giới về trí tuệ nhân tạo.

Nhân dịp Hội nghị cấp cao ở Paris, EU đã công bố chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo mới với mức vốn đầu tư hơn 200 tỷ USD.

Ông Trump muốn nước Mỹ trở thành trung tâm của thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc và EU cũng như vậy.

Trên thế giới, Mỹ, Trung Quốc và EU là 3 nước/khối có đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ để trở thành bên dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Vị thế dẫn đầu giúp gia tăng sức mạnh và tiềm lực kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ, mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị thế giới, tăng cường uy quyền đối với các đối tác khác. Diễn biến và kết quả của hội nghị trên cho thấy trí tuệ nhân tạo đã trở thành lĩnh vực cạnh tranh chiến lược giữa nhiều đối tác với nhau trên thế giới, đặc biệt giữa Mỹ, EU và Trung Quốc với nhau.

Như vậy, trong lĩnh vực này đang hình thành "thế chân vạc" giữa Mỹ, Trung Quốc và EU chi phối tất cả những gì liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Mỹ đang mất dần ưu thế nổi trội và độc quyền vốn có. Trung Quốc tiến bước rất nhanh và có đầy đủ tiền đề thuận lợi cần thiết để đuổi kịp, thậm chí vượt Mỹ. EU khởi hành muộn nhưng đã khởi hành và rất quyết tâm và không thiếu vốn đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Cục diện "thế chân vạc" tác động vừa tích cực vừa không tích cực tới thế giới. Một mặt, khích lệ chạy đua đầu tư và sáng tạo về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Mặt khác, kìm hãm sự hợp tác và phối hợp các nguồn lực giữa ba đối tác này để có thể đạt được thành tựu to lớn hơn với hiệu quả thiết thực hơn trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình hình an ninh tại Thủ đô Tripoli của Libya xuất hiện những diễn biến căng thẳng sau khi một thủ lĩnh vũ trang có ảnh hưởng bị cho là đã thiệt mạng.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ tin tưởng rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một số quyết định mang tính thỏa hiệp nhất định trong vài ngày tới để có thể bắt đầu đối thoại nhằm giải quyết xung đột.

Cảnh sát Anh đang tiến hành điều tra một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 12/5 tại ngôi nhà của Thủ tướng Keir Starmer ở phía Bắc thủ đô London.

Việc phong trào Hamas trả tự do cho con tin mang quốc tịch Israel và Mỹ - Edan Alexander đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế.

Nội các mới của Australia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anthony Albanese đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trong sáng 13/5.