Hội nghị An ninh Munich: Qua rồi thời thân ái
Hội nghị là dấu mốc mà EU và NATO không bao giờ quên được. Nguyên do là cả EU lẫn NATO nhận ra không thể tin tưởng vào những cam kết chính trị và tin cậy vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ như trước nữa. Qua đó, có thể thấy, dù đã có nhiều thời gian để chuẩn bị tâm lý cũng như đối sách ứng phó, EU và NATO vẫn bị bất ngờ và bối rối bởi sự trở lại cầm quyền ở Mỹ của ông Trump.
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sắp bước sang năm thứ tư mà EU và NATO vẫn không có cách khả thi giúp chấm dứt với kết cục mong đợi là Nga không những chỉ thua mà từ sau cuộc chiến tranh không thể là thách thức an ninh đối với châu Âu.
EU và NATO đến và rời khỏi Hội nghị An ninh Munich năm nay trong tình trạng bế tắc giải pháp. Nguyên nhân là EU và NATO cùng Ukraine không có đủ năng lực trên thực tế để kết thúc cuộc chiến tranh mà chỉ có Nga và Mỹ làm được việc này. Mỹ là trụ cột của NATO và viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine. Không có Mỹ, NATO chỉ là một liên minh quân sự danh nghĩa nhiều hơn thực chất và Ukraine không thể thắng nổi Nga. Do đó, Mỹ mới có thể áp đặt giải pháp sẽ thương thảo với Nga đối với EU, NATO và Ukraine.
Ông Donald Trump trở lại cầm quyền ở Mỹ chưa đầy một tháng đã trở thành cơn ác mộng thực sự đối với EU, NATO và Ukraine. Ông đang chủ ý thoả hiệp với Nga trên đầu Ukraine và bất chấp EU và NATO về chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Những phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại Munich và của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại NATO đều phản ánh sự bất đồng quan điểm rất rõ ràng và sâu sắc giữa Mỹ với các đồng minh trong EU và NATO.
Liên minh quân sự không còn bền chặt khi Mỹ chủ trương các nước châu Âu phải tự bảo đảm an ninh cho họ và Ukraine. Những hệ giá trị chung của khối Phương Tây được hiểu khác nhau giữa Mỹ và các nước châu Âu. Mỹ ẩn ý không nhìn nhận Nga và Trung Quốc là mối đe doạ an ninh hàng đầu như EU và NATO. Châu Âu với cuộc chiến tranh ở Ukraine không còn là mối quan tâm ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Lần đầu tiên kể từ trước đến nay, EU và NATO không dám loại trừ hoàn toàn khả năng Mỹ rút hết binh lính ra khỏi châu Âu.
Đồng minh trở nên xa lạ nhau và không còn cùng lối, chung đường. Thời kỳ "thân ái" giữa Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đã qua và rất khó có thể trở lại.


Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu quân sự quan trọng, sau loạt đòn tấn công nhằm vào các cơ sở bị cáo buộc là của khủng bố tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ nhận được món quà là một chiếc máy bay hạng sang Boeing 747-8 từ hoàng gia Qatar trong chuyến công du tới Trung Đông. Chiếc máy bay được mệnh danh là “cung điện trên không”, có thể được ông Trump sử dụng làm chuyên cơ dành cho Tổng thống.
Tại hạt Siaya, miền Tây Kenya, một sáng kiến trồng cây kết hợp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.
Du khách quốc tế có thể hóa thân thành học sinh trung học một cách chân thực khi ghé thăm thị trấn Kimitsu, cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) khoảng 60km.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.
0