Học tập suốt đời - chìa khóa cho phát triển bền vững
Cách đây hai năm, khi gần 80 tuổi, ông Ngô Tôn Đức (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã tốt nghiệp loại Giỏi tại Đại học Luật Hà Nội. Đạt điểm tổng kết đáng nể 8,1, ông Đức giữ luôn kỷ lục sinh viên tốt nghiệp cử nhân cao tuổi nhất tại đại học này. Để chinh phục tri thức ở độ tuổi xưa nay hiếm, ông trải qua rất nhiều khó khăn, từ sức khỏe đến tài chính.
"Trong suốt 5 năm học, có hai lần tôi gặp sự cố. Một lần là rối loạn chức năng tiền đình, lần thứ hai là vấp ngã, bị trầy đầu gối nên không đi được. Tôi ở nhà học, nhưng thi tôi không bỏ. Các anh chị lại đưa tôi đến dự thi nên tôi vẫn hoàn thành tốt. Tôi mong mọi người trích ra quỹ thời gian dành cho việc học, học một cách nghiêm túc. Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình", ông Đức chia sẻ.
Không phải nhà văn hóa cũng không phải thư viện, thế nhưng trong khuôn viên cầu thang văn hóa rộng chừng 20m² tại khu tập thể phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) vẫn có hàng trăm đầu sách và báo chí đủ loại được cập nhật mỗi ngày.
Bà Đào Thị Anh Tuấn (quận Cầu Giấy) cho hay: "Từ khi có cầu thang văn hoá này, tôi thấy bà con rất vui vẻ, giải toả tư tưởng và gắn kết tình cảm bà con làng xóm".
Tại bài viết "Học tập suốt đời", Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới. Do đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống. Xa hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Và là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan nhìn nhận: "Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, cải cách tư pháp, cải cách hành chính... chỉ những vấn đề ấy thôi mà không có con người với đầy đủ tri thức, không có con người đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Chính vì vậy, cả hệ thống chúng tôi rất hân hoan chào đón và đánh giá rất cao bài viết này, coi đây là sự chỉ đạo cho sự học tập suốt đời của nhân dân trong thời gian sắp tới".
"Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích" là thông điệp của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong muốn truyền cảm hứng mạnh mẽ để xây dựng và hình thành nên xã hội học tập trong tương lai.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0