Học sinh Trung học cơ sở tại TP.HCM được miễn học phí
Theo Nghị quyết, năm học 2023 - 2024, TP.HCM chính thức miễn học phí cho học sinh bậc Trung học cơ sở (THCS), các cấp học còn lại (trừ tiểu học) sẽ được hỗ trợ từ 100.000 – 120.000 đồng/tháng theo gói kinh phí hỗ trợ 1.847 tỷ đồng vừa được HĐND TP.HCM thông qua.
Đối với bậc nhà trẻ, mẫu giáo, khu vực I cha mẹ sẽ đóng thêm 160.000 - 200.000 đồng/tháng; khu vực II, thành phố không hỗ trợ, mức đóng là 100.000 - 120.000 đồng/tháng. Riêng bậc tiểu học, học sinh được miễn học phí được quy định tại Luật Giáo dục. Thời gian áp dụng miễn giảm học phí: năm học 2023 – 2024 bắt đầu từ tháng 9/2023 từ nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Đặc biệt, trẻ mầm non ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ được hỗ trợ tiền đò và ăn trưa, ngoài chế độ hỗ trợ chung theo quy định. Cụ thể, được hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/tháng; tiền đò và ăn trưa cho học sinh cư trú tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An (gồm cả 3 bậc học phổ thông) là 990.000/học sinh/tháng. Thời gian áp dụng từ 01/01/2024 và không quá 9 tháng/năm học.
Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến là 1.847 tỷ đồng; trong đó, chi miễn học phí bậc trung học cơ sở là 1.108 tỷ đồng (gồm công lập 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập 66 tỷ đồng). Khu vực I (thành thị) gồm TP. Thủ Đức và các quận nội thành; khu vực II (nông thôn) là 5 huyện gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có tờ trình đề nghị HĐND TP chi 1.847 tỷ đồng để hỗ trợ học phí nhằm chia sẻ gánh nặng với các bậc cha mẹ khi kinh tế khó khăn, trong đó học sinh trung học cở sở được hỗ trợ 100%.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0