Hoạt động sản xuất toàn cầu giảm trong tháng 3
Cụ thể, chỉ số PMI trung bình ở châu Á là 51,4 trong quý đầu tiên, tăng 1,8 điểm so với quý 4 năm ngoái, khiến khu vực này trở thành động lực chính cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Châu Âu có chỉ số PMI trung bình là 48,7, tăng 1 điểm so với quý trước.
Trong khi đó, các hoạt động sản xuất ở châu Mỹ và châu Phi đang giảm dần, ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu. Hai khu vực này có chỉ số PMI trung bình lần lượt là 47,6 và 47,8 trong 3 tháng đầu năm, giảm lần lượt 1,5 và 3,2 điểm so với quý trước. Riêng tại Mỹ, chỉ số PMI đã giảm xuống mức 46,3, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, cho thấy hoạt động sản xuất của nền kinh tế số 1 thế giới đang tuột dốc do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm.
Một điểm sáng của ngành sản xuất toàn cầu là thời gian giao hàng đã được cải thiện, áp lực giá giảm bớt. Một chỉ số phụ của PMI về thời gian giao hàng từng giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2021, cho thấy thời gian giao hàng dài, minh chứng cho tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu vào thời điểm đó. Tuy nhiên chỉ số này đã nhanh chóng bình thường hóa kể từ năm ngoái và tăng lên mức cao nhất trong 14 năm là 55,3 vào tháng 3 vừa qua. Điều này phản ánh tình trạng tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu đã giảm bớt.
Giới chuyên gia cảnh báo rằng các cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đang làm tăng thêm sự không chắc chắn của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, vốn đã chịu áp lực bởi lạm phát, xung đột địa chính trị và hậu quả của việc Mỹ tăng lãi suất.


Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rạng sáng 13/5 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố, Nga sẵn sàng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự ép buộc nào dưới dạng “ngôn ngữ tối hậu thư”.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt tăng điểm trong ngày 12/5, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm mạnh thuế đối với hàng hóa của nhau trong khoảng thời gian 90 ngày.
Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 12/5 đã công bố một loạt cải cách lớn đối với chính sách nhập cư của Vương quốc Anh, nhằm giảm bớt số lượng nhập cư ròng và khôi phục quyền kiểm soát biên giới quốc gia.
Nhóm vũ trang Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã xung đột với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn bốn thập kỷ qua, đã quyết định tự giải thể và chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.
0