Hoàng thành Thăng Long - hình mẫu bảo tồn di sản
UNESCO coi Hà Nội, với những thành tựu bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, chính là hình mẫu hợp tác giữa “quốc gia thành viên” với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.
Sánh vai cùng 7 di sản khác được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới, Hoàng thành Thăng Long mang đầy đủ những tiêu chí mang tầm vóc nhân loại. Đó là chiều dài lịch sử và văn hóa; tính liên tục với tư cách là một trung tâm quyền lực của cả nước; và các tầng di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng.
Di sản này không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn đang góp phần làm đa dạng thêm bản đồ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Trước những thách thức lớn về phát triển đô thị, điều kiện khí hậu, cùng những thách thức về nghiên cứu như tầng lớp dày đặc của hệ di vật, cổ vật, các kiến trúc kiên cố của thế kỷ 20 đang hiện hữu, kể từ khi phát lộ vào năm 2.000, với trách nhiệm rất cao, thành phố Hà Nội đã thực hiện hết sức nghiêm túc các cam kết với UNESCO, nhất là nghiên cứu khoa học.
Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam, tại Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại New Delhi - Ấn Độ, Ủy ban Di sản thế giới ghi nhận quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo khẳng định hồ sơ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với thế giới, gắn với những vấn đề mới, liên quan đến tiến trình phát triển của di sản; coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.
Việc hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua sẽ mở ra cơ hội khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thị Thu Hà cho biết kết quả đạt được tại Kỳ họp lần này đánh dấu sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các nhà khoa học trong và ngoài nước với Thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng, đệ trình và vận động cho hồ sơ khoa học, cũng như sự tư vấn tận tình của các cơ quan chuyên môn của UNESCO.
Chùa Đậu ở huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn giữ nguyên nét trầm mặc, cổ kính. Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc, là điểm đến quen thuộc của Phật tử, du khách khắp miền.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, Phú Thọ).
Chỉ còn một tuần nữa là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức quay trở lại. Những thiết kế sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Bên cạnh đó, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ ra khỏi Thủ đô cũng đã mở ra cơ hội để những cơ sở công nghiệp một thời chuyển đổi công năng.
Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.
Làng cổ Đường Lâm đã in hình bản đồ số Đường Lâm, với những địa điểm chủ chốt và có cả mã quét QR. Khi cầm trên tay tấm bản đồ, du khách sẽ biết làng cổ có những gì, nên tham quan những gì.
Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
0