Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; sau đó Bộ trưởng Bộ Công an sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu vào sáng 24/5.

Quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ dữ liệu cá nhân có tới 69 văn bản liên quan trực tiếp đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam nhưng tất cả đều chưa thống nhất về khái niệm, nội dung, nội hàm và biện pháp bảo vệ, mới chỉ có một văn bản là Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng chưa có văn bản Luật. Do vậy, cần phải thiết lập cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngăn chặn hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan.

Theo chương trình, sáng 24/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; sau đó Bộ trưởng Bộ Công an sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Cơ sở đề xuất xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tờ trình Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nêu rõ, có 4 cơ sở thực tiễn lớn trong đề xuất xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thứ nhất là hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có tới 69 văn bản liên quan trực tiếp đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam nhưng tất cả đều chưa thống nhất về khái niệm, nội dung, nội hàm và biện pháp bảo vệ, mới chỉ có một văn bản là Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng chưa có văn bản Luật.

Thứ hai, những vấn đề mới phát sinh về bảo vệ dữ liệu cá nhân đặt ra yêu cầu giải quyết thông qua việc ban hành Luật, như thực trạng thu thập thừa dữ liệu cá nhân so với ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, thiếu cơ sở pháp lý khi thu thập dữ liệu cá nhân, thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân mà chưa có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; tình trạng chiếm đoạt, chuyển giao trái phép, mua, bán dữ liệu cá nhân diễn ra dưới nhiều hình thức, tràn lan, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, hài hòa với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cán nhân khi đã có hơn 140 quốc gia ban hành văn bản quy phạm luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều văn bản có quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Thứ tư, tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động sử dụng dữ liệu cá nhân phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khi dữ liệu cá nhân được coi là một trong những tư liệu sản xuất chính để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thể lĩnh vực tạo ra giá trị lợi nhuận cao trong nền kinh tế quốc dân.

Nhiều dữ liệu cá nhân bị mua bán

Bộ Công an cũng cho biết, hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng dữ liệu cá nhân vào mục đích kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo giá trị cho xã hội nhưng cũng xuất hiện nhiều vụ lộ, mất, bị tấn công, chiếm đoạt, sự cố liên quan tới dữ liệu cá nhân. Dữ liệu cá nhân được chuyển giao trong hoạt động kinh doanh chưa đúng mục đích hoặc cố tình cài thêm các mục đích để buộc người sử dụng phải đồng ý nếu muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm do mình cung cấp.

Dự thảo nêu, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm là 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm; trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa thì áp dụng mức phạt tiền tối đa.

Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới là 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp đó; trường hợp không có doanh thu hoặc mức phạt tính theo doanh thu thấp hơn mức phạt tiền tối đa theo quy định tại khoản 5 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân là 5 tỷ đồng.

Tờ trình nêu rõ, với quan điểm bảo vệ để phát triển, những vấn đề trên cần được quy định cụ thể vào trong Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm dữ liệu cá nhân được sử dụng vào hoạt động kinh doanh khi bảo đảm đúng quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, tình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Người sử dụng chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân, đăng tải công khai hoặc lộ trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc do biện pháp bảo vệ không tương xứng dẫn tới bị chiếm đoạt và đăng tải công khai.

Việc mua bán dữ liệu cá nhân hiện cũng đang diễn ra phổ biến, công khai, với các dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng... Do vậy, việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 7 Chương, 69 Điều; quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sáng ngày 24/5, các đại biểu cũng sẽ tiếp tục thảo luận về các nội dung trong Dự thảo; cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý. Dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân vào ngày 23/6 (nếu đủ điều kiện).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công tác chuẩn bị cho nơi an nghỉ cuối cùng của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đang được triển khai khẩn trương, chu đáo tại quê nhà xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với người dân cả nước nói chung, người dân Quảng Ngãi nói riêng. Tình cảm mà người dân dành cho ông không chỉ là lòng biết ơn mà còn là sự kính trọng, niềm tự hào về một người con ưu tú của quê hương núi Ấn sông Trà.

Các Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam... cùng nhiều tầng lớp nhân dân đã tề tựu tại Nhà Tang lễ để dự Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ sáng sớm trong niềm xúc động và tiếc thương sâu sắc.

Số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình ở Hà Nội luôn đạt mức cao nhờ nhiều giải pháp đồng bộ,

Bộ Y tế cho biết sẽ siết chặt hậu kiểm, cả định kỳ và đột xuất, đồng thời rà soát toàn diện các quy trình cấp phép, kiểm tra, công bố sản phẩm để ngăn chặn hàng giả.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 - 27/5/2025. Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Pháp, ông Olivier Brochet, đại sứ Pháp tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí.