Hoàn thiện chính sách - “đòn bẩy” phát triển nhà ở xã hội
Tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ
Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án, bao gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân có quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nguồn vốn vay ưu đãi nhà ở xã hội vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 30/1/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Theo đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 với gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và đề xuất các chính sách như: Chính phủ giao UBND cấp tỉnh, thành phố bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với các địa phương ngay trong quý I/2022 để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở xã hội; kịp thời thúc đẩy tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay, các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người, dẫn tới khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm. Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Trước những yêu cầu cấp thiết trên, theo các chuyên gia, để khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ nhà ở theo cơ chế, chính sách mới, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, cần sửa đổi Luật Nhà ở.
Ông Bùi Xuân Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, những chính sách mới bổ sung sẽ thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước, phát triển mô hình khu đô thị nhà ở xã hội tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; khắc phục được tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai, sử dụng đất đô thị không hiệu quả, chia nhỏ dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư; đồng thời, giảm bớt chi phí về nhà ở cho người dân khi nơi ở và nơi làm việc có sự gắn kết, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
Những chính sách mới thay đổi trong Luật Nhà ở sửa đổi tới đây sẽ thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực nhà ở nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế vào phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước, nhất là các đối tượng là công nhân khu công nghiệp, người lao động tại các ngành nghề thuộc lực lượng vũ trang chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt thòi trong những thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, việc sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định khác của pháp luật có liên quan, nhằm ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, nhất là đất đai, tài chính; trong đó sẽ ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.


Công tác định giá đất hiện tại vẫn gặp khó khăn do việc thu thập thông tin có nhiều rào cản, thị trường cũng chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.
Mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền cũng như giá rao bán đất tại các tỉnh phía Bắc cao hơn đáng kể trong quý I/2025 nhưng giao dịch thành công lại khá thấp, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.
Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp gia tăng nguồn lực đất đai cho phát triển nhà ở.
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất Nhà nước năm 2024 cho các trường hợp trả hàng năm.
Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.
0