Hoạ sĩ Trần Duy Trúc 50 năm vẽ tranh cổ động
Tranh vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy các chiến sĩ trong trận địa Điện Biên Phủ và hai em học sinh học bài bên xe tăng là 2 trong 10 bức tranh được họa sĩ Trần Duy Trúc vẽ nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm đường Trường Sơn.

Hai em học sinh học bài bên xe tăng
Với đề tài chiến thắng Điện Biên Phủ, ông tập trung khắc họa âm hưởng hào hùng của chiến dịch lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và sự đổi mới của Điện Biên hôm nay.
Tôi chọn lọc những gì phù hợp nhất thể hiện cuộc chiến đấu đó. Ví dụ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy trận đánh; các chiến sĩ hy sinh rất nhiều như Phan Đình Giót lấy thần mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng...
Hoạ sĩ Trần Duy Trúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Tranh cổ động có nội dung cô đọng, hình ảnh dễ hiểu, cùng với những khẩu hiệu, câu chữ rút gọn. Tuy tranh cổ động Việt Nam hiện nay không còn được đánh giá cao như giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ, nhưng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò tuyên truyền của dòng tranh này vẫn giữ vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền trực tiếp quan, đặc biệt là trong những dịp kỷ niệm lớn của đất nước.

Theo hoạ sĩ Trần Duy Trúc: "tranh cổ động đơn giản, dễ hiểu. Chính cái đơn giản, dễ hiểu như thế làm rất khó. Các họa sĩ phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bản thân tôi làm mấy năm nay vẫn phải nghiên cứu thật kỹ, đòi hỏi nhiều yếu tố nghệ thuật trong đó chứ không phải đơn giản vẽ mấy người giương chân tay ra, treo ngoài phố, là không được. Vẽ sao phải có nghệ thuật ở trong đó. Phải nghiên cứu màu sắc, hình ảnh. Nếu làm được như thế thì mới hấp dẫn, người ta mới xem, tính cổ động mới cao, mọi người mới ủng hộ".

Với ngôn ngữ tạo hình khỏe khoắn, dễ hiểu, màu sắc tươi sáng, họa sĩ Trần Duy Trúc đã sáng tạo nên những tác phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. Những bức tranh cổ động giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; cổ vũ toàn dân, toàn quân vững tin vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.


Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
0