Họa phúc có nguồn
Năm nay mùa đông không lạnh. Giữa tháng 12 mà bầu trời Thủ đô vẫn nóng, nền nhiệt ban trưa vẫn 28 - 30 độ C. Sáng sớm, bước chân ra đường, thấy trời đất mờ mịt thứ ngỡ khói sương mà không phải khói sương. “Cây bàng lá đỏ” của mùa thu trong ca từ nhạc Trịnh ngày nào giờ mới chuyển màu nâu sậm. Lạ nữa, đã qua mùa của cúc, mà sen vẫn chưa tàn, vẫn lẳng lặng nhú búp, bung hoa trên những đầm nước vùng ngoại ô.
Và năm nay cũng không có mùa thu, theo nghĩa thu đích thực, thu của ký ức. Suốt 90 ngày thu thiếu vắng những cơn gió heo may se se lạnh mời gọi thiếu nữ nhẹ bước xuống phố. Mọi năm vào đầu tiết thu, độ nửa đêm về sáng, tôi hay ra khoảnh sân ngóng đợi chim di trú đàn đàn lớp lớp về phương nam tránh rét. Lắng trong không trung tĩnh lặng thứ âm thanh xáo xác bầy chim gọi nhau khiến lòng người xao động. Đôi lần còn nhặt được những chiếc lông chim xốp nhẹ đủ màu từ những đôi cánh bền bỉ mỏi mệt qua vạn dặm không gian thả xuống.
Tôi còn nhớ ngày Tết nguyên đán Canh Tý 2020. Suốt chiều 30 cho đến sáng mùng 1 sấm chớp rầm trời. Những trận mưa như trút kèm theo gió giật như tố lốc và xuất hiện cả mưa đá. Trong trí nhớ của lớp người có tuổi vùng quê tôi, chưa bao giờ thời tiết lại lạ lùng và lạnh lùng đến thế. Nhớ lại mấy năm qua, những thảm họa, tai ương từ thiên tai, dịch bệnh liên tiếp ập đến. Cả thế giới đông tây nam bắc rộng lớn cũng hứng chịu thảm kịch từ đại dịch, từ thiên tai và từ xung đột. Hiếm khi nào trong cùng thời điểm, thế giới cùng lúc gánh chịu thảm họa kép, cuộc chiến này chưa dừng, cuộc chiến khác đã bùng lên. Thiên tai, dịch bệnh. Xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn âm ỉ. Hai chữ hòa bình vẫn mong manh, nói chi đến thế giới bình yên, thiên nhiên hài hòa.

Trong suốt chiều dài lịch sử, những hiện tượng thiên nhiên kỳ dị bất thường như vòi rồng, mưa đá, hạn hán, lũ lụt…. hầu như triều nào cũng có. Bậc quân vương trị quốc không mấy khi vô cảm thờ ơ. Họ đối diện, suy ngẫm và sửa mình, như cách soi gương, rửa mặt, tự phê tự sửa. Thường thì lập đàn cầu đảo, mở kho phát chẩn, ân giảm thuế má, cải sửa án oan, phóng thích tù nhân, trị kẻ ác nhân lộng quyền. Cung cách ứng xử không hẳn là duy tâm, có tác dụng vỗ về an dân, cố kết lòng dân trước mỗi biến cố thiên tai, dịch giã và giặc giã. Ngẫm kỹ, mọi biến cố tự nhiên đều có mối dây liên hệ qua lại với hoạt động đời sống con người. Hoạt động đời sống con người bao gồm cách hành xử với thiên nhiên, tác động sâu sắc đến quy luật tự nhiên.
Trái đất là nơi con người nương náu, sinh tồn, nhưng chính con người do vô tình hay cố ý đang hủy hoại Trái đất. Rừng tự nhiên bị tàn phá. Biển cả sông hồ bị ô nhiễm. Những cú vặn mình, rung lắc của vũ trụ đâu phải tự nhiên, vô cớ. Những đại dịch bí hiểm cùng “bệnh lạ” xuất hiện trong mấy thập kỷ gần đây chắc chắn có cội nguồn, từ lòng tham và thói ngạo mạn của con người. Chỉ là xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Người xưa từng nói: “Họa, phúc có nguồn, đâu chỉ ngày một ngày hai”.
Người ta hay dùng những khái niệm như là hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, băng tan hay trái đất nóng lên để lý giải cho sự vận hành bất tuân quy luật của thời tiết và những thảm họa từ thiên nhiên. Chúng ta nghe nhiều lần thành quen và vô thức gật đầu khi ai đó lý giải nguyên nhân lũ ống lũ quét, sạt lở đất là do lượng mưa quá lớn; nạn cháy rừng là do thời tiết khô nóng và ngập úng là do mưa dài ngày. Ngay cả thứ như sương khói mà không phải khói sương trong những ngày đông này, mấy ai không mặc nhiên nghĩ đó là hiện tượng bình thường của mùa đông? Thảm họa Rào Trăng và ngập lụt miền Trung hơn ba năm trước cũng vậy, được lý giải từ hiện tượng La nina.
Thường niên, nguyên thủ các quốc gia, người đứng đầu chính phủ trên toàn thế giới vẫn định kỳ gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh vì khí hậu, gọi tắt là COP. Từ diễn đàn này, thế giới đưa ra những cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu. Những cam kết chủ yếu xoay quanh cắt giảm khí thải, giảm dần nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Thực chất là kêu gọi các quốc gia có những cam kết tiết giảm hành vi hủy hoại môi trường, hủy hoại chính ngôi nhà và không gian sinh tồn của nhân loại và muôn loài./.


Qua lễ chung thất, di ảnh của ông được rước lên ban thờ trên tầng thượng để nhận hương hỏa cùng các cụ. Tính ông ham vui, thích náo nhiệt. Bà sợ ông trên ấy buồn chán nên ngày nào cũng gắng lết đôi chân nhức mỏi lên bầu bạn chốc lát, đôi khi vừa dọn dẹp linh tinh vừa lầm bầm như độc thoại, lắm lúc lại chỉ thẫn thờ ngồi dõi mắt nhìn xa xăm.
Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
0