Hoa Kỳ khởi động Chương trình Phái đoàn giáo dục đại học

Chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế (IAPP) vừa được Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ công bố.

Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ sẽ tham gia chuyến khảo sát kéo dài 5 ngày tại Việt Nam (từ 31/3 - 4/4) nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới và tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.

Phái đoàn giáo dục đại học đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục danh tiếng của Hoa Kỳ tại 17 bang, bao gồm các trường đại học nghiên cứu và cao đẳng cộng đồng. Đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối và các cuộc gặp gỡ các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.

Trong năm học 2023-2024, hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đã theo học tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ, đóng góp hơn 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

“Trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam, Phái đoàn giáo dục đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam là minh chứng cho việc Hoa Kỳ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục là yếu tố then chốt cho sự thành công của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Bằng cách kết nối các trường đại học hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và các nhà nghiên cứu phát triển mạnh mẽ tại cả hai nước”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper nhấn mạnh.

Ông Marc E.Knapper, Đại sứ  Hoa Kỳ tại Việt Nam

“Hợp tác giáo dục đại học giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang lại những cơ hội kinh tế to lớn và cùng có lợi. Các nhà nghiên cứu từ hai nước có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực STEM và xây dựng các chương trình đào tạo nhằm giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai”, ông Jason Czyz, Chủ tịch Viện Giáo dục Quốc tế cho biết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho biết, chương trình Hợp tác Học thuật Quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường trao đổi sinh viên, giảng viên giữa hai quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm đặc biệt của khối trường quân đội năm nay là ngoài chỉ tiêu hệ quân sự, các trường sẽ tuyển sinh hệ dân sự trở lại sau 6 năm dừng, bắt đầu từ năm 2019.

Việt Nam đang từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, đòi hỏi thay đổi từ chất lượng giáo viên đến phương pháp giảng dạy và sự thích nghi của học sinh.

Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

24 học sinh Hà Nội sẽ tham dự kỳ thi chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.

Nếu Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 sớm hơn so với dự kiến, sẽ là căn cứ để Sở GD&ĐT Hà Nội trình UBND thành phố về việc thay đổi thời gian tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2025.

Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh vẫn sẽ được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành.