Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vào mô hình kinh tế tuần hoàn

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ đã cụ thể hóa các chương trình hành động bằng Quyết định số 687 về phát triển kinh tế tuần hoàn. Để làm được điều này, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề tài chính hiện là rào cản lớn, do đó doanh nghiệp cần các cơ chế khuyến khích, đặc biệt là hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh.

Một vài năm trở lại đây, quá trình chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, biến rác thải thành nguồn tài nguyên tái tạo, không còn là lý thuyết, mà đã được áp dụng thực tế và cho ra kết quả cụ thể.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam, cho biết: "Unilever đã thu gom tái chế, xử lý được 25.000 tấn rác thải nhựa. Chúng tôi đưa số rác thải nhựa đó quay về thành nhựa tái chế, dùng cho sản phẩm của mình. Đến này, 63% sản phẩm của Unilever dùng nhựa tái chế, chúng tôi cũng giảm thiểu 50% nhựa nguyên sinh".

Tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn vốn lớn, tốn kém hơn. Việc tiếp cận các nguồn vốn xanh sẽ là bước đệm cho các doanh nghiệp. Một số ngân hàng cho biết đã dành hơn nửa triệu tỷ đồng, tương đương 40% tổng danh mục cho vay để tài trợ cho các lĩnh vực tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn.

"Vietinbank cam kết và sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể cho các doanh nghiệp tiếp cận tham gia các mô hình kinh tế tuần hoàn, đưa mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nền tài chính kinh tế tuần hoàn bền vững", ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách ban điều hành VietinBank, nhấn  mạnh.

Theo dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia cơ chế thử nghiệm được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về tư vấn, chuyển giao công nghệ, chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai. Những ưu tiên này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp về kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững cho cộng đồng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.