Hồ Tây là trung tâm phát triển của quận Tây Hồ

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có buổi làm việc với quận Tây Hồ về đề án quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận.

Phát biểu tại cuộc làm việc với UBND quận Tây Hồ chiều 3/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn nhấn mạnh đề án quy hoạch, phát triển hồ Tây cần được tích hợp chung vào quy hoạch chung Thủ đô đang được điều chỉnh và các quy hoạch phân khu sẵn có để tạo điều kiện tốt nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của hồ Tây.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn.

Phó Chủ tịch thành phố yêu cầu đơn vị tư vấn, quận Tây Hồ tổng hợp, lắng nghe ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, chuyên gia, để có những điều chỉnh phù hợp, bổ sung các hạng mục phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo tính khả thi của đề án và sự đồng thuận của nhân dân. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc mở rộng khu vực phụ cận của đề án, nhất là các trục phát triển kinh tế - xã hội, tiểu vùng phát triển. Trong đó, nên xem xét đưa khu vực hồ Trúc Bạch vào vùng phụ cận. Các đơn vị chức năng cũng cần cụ thể hóa mục tiêu đề án đặt ra là xây dựng quận Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm mới, với định hướng phát triển trở thành “Thành phố Công viên Quốc gia”. Trong đó, cần xác định rõ các khu vực vườn hoa, công viên, không gian mở, đặc biệt là khu vực chuyển tiếp từ mặt nước lên bờ để tạo điểm nhấn, thu hút người dân, khách du lịch đến với hồ Tây và quận Tây Hồ. Với diện tích mặt nước hơn 500 ha, hồ Tây hiện là hồ tự nhiên lớn nhất của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội dự kiến sẽ được hoàn thành trong 3 tháng nữa.

Từ ngày 23/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 60-130mm, cục bộ có nơi trên 220mm.

Nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu ở địa phương nào thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm; các lực lượng chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, xử lý triệt để.

Tốc độ giao thông qua khu vực trường học tại một số nơi của Hà Nội đang ở mức cao (40km/h), tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đối với học sinh.

Việt Nam cần loại bỏ gần 700 xe buýt chạy dầu diesel mỗi năm và dần thay thế bằng xe buýt thuần điện tại các thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn thành mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.

Phòng CSGT Hà Nội đã tăng cường các tổ công tác kiểm tra tại các tuyến đường quận, huyện, để ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông.