Hiệu quả từ phẫu thuật robot điều trị ung thư tiêu hóa

Phẫu thuật robot điều trị ung thư tiêu hoá có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường, đó là hình ảnh quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác. Việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới, hiện đại vào điều trị ung thư đường tiêu hóa giúp cho người bệnh an tâm, tin tưởng điều trị với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Việt Nam.

Từ ngày 2/1-5/1/2024, Bệnh viện K tổ chức hội thảo khoa học "Điều gì có thể làm tốt hơn cho bệnh nhân ung thư tiêu hóa: từ phẫu thuật nội soi nâng cao đến phẫu thuật robot". Hội thảo có sự tham dự của GS.Rasa Zarnegar - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật robot Đại học Y khoa Weill Cornell NewYork (Mỹ). GS.Rasa Zarnegar là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư tiêu hóa, ông cùng PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K đã cùng trao đổi và hội chẩn các ca bệnh ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản ... với các chuyên gia, bác sĩ bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Trong ba ngày đầu tiên diễn ra hội thảo, các chuyên gia bệnh viện K đã cùng với chuyên gia người Mỹ trao đổi, hội chẩn và thực hiện phẫu thuật thành công 6 ca bệnh ung thư đường tiêu hoá bằng kỹ thuật hiện đại.

GS.Rasa Zarnegar - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật robot Đại học Y khoa Weill Cornell NewYork (Mỹ) và  PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K.

Ca phẫu thuật đầu tiên được thực hiện thành công vào sáng 2/1, là trường hợp bệnh nhân T.T.L, nữ 71 tuổi, quê tại Nam Định. Bệnh nhân thường xuyên đau bụng thượng vị trong hai năm nay, gần đây bệnh nhân thấy cơn đau tăng tăng, nôn máu, đi ngoài phân đen. Kết quả nội soi cho thấy: bờ cong nhỏ hang vị có ổ loét kích thước 2cm, bờ gồ cao, thâm nhiễm cứng, đáy giả mạc; giải phẫu bệnh: AC kém biệt hóa, được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cT1NoMo. Bệnh nhân đã được các chuyên gia hội chuẩn và thực hiện phẫu thuật nội soi robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, hiện tại bệnh nhân ổn định.

Trường hợp thứ hai, bệnh nhân nam, 52 tuổi, quê Hải Dương, có tiền sử đái tháo đường một năm, điều trị thường xuyên, đi ngoài lẫn nhầy máu một tuần đến viện kiểm tra nội soi ống mềm phát hiện cách rìa hậu môn 5 cm, có polyp kích thước 3x3 cm, có cuống rộng, JNET 2A- 2B; kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bị Loạn sản tuyến độ cao. Bệnh nhân sau đó được hội chẩn, chẩn đoán Polyp trực tràng, nên phải cắt dưới niêm mạc (ESD) qua nội soi ống mềm. Kết quả sau EsD giải phẫu bệnh sau mổ: Carcinoma tuyến trong niêm mạc. Chẩn đoán sau EsD là K trực tràng trung bình T1aNoMo. Ekip bác sỹ đã thực hiện phẫu thuật nôi soi 3D cắt đoạn trực tràng, vét hạch, miệng nối đại trực tràng thấp, bệnh nhân không phải mang hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.

Các bác sỹ đang tiến hành phẫu thuật.

Trường hợp thứ ba, bệnh nhân nam, 61 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, bệnh nhân đi khám do đau thượng vị hai tháng nay. Kết quả nội soi cho thấy, ổ loét 2 cm tại môn vị. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến. Kết quả CT ổ bụng: không thấy dày thành dạ dày, không thấy hạch tăng kích thước quanh dạ dày. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày cT2NoM0. Chuyên gia bệnh viện K và chuyên gia người Mỹ đã cùng hội chẩn đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân đó là phẫu thuật nội soi bằng robot cắt bán phần dạ dày cực dưới vét hạch.

Trường hợp thứ tư, bệnh nhân nam, 51 tuổi, tiền sử huyết áp cao, khám sức khoẻ định kỳ phát hiện khối u trực tràng, nội soi thấy khối u đường kính 2cm, cách mép hậu môn 4cm. Kết quả MRI tổn thương dày thành trực tràng thấp, chưa xâm lấn lớp cơ, không có hạch to cạnh trực tràng và vùng chậu. Kết quả giải phẫu bệnh: ung thư biểu mô tuyến được chẩn đoán K trực tràng thấp. Ekip đã thực hiện phẫu thuật robot cắt đoạn trực tràng - miệng nối siêu thấp (uLAR).

Phẫu thuật robot điều trị ung thư tiêu hoá có thể quan sát hình ảnh rõ nét hơn, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác.

Trường hợp thứ năm, bệnh nhân nam, 52 tuổi, quê Hà Tĩnh, tiền sử hút thuốc lá, uống rượu nhiều năm, đi ngoài ra máu và mệt mỏi một tháng nay. Kết quả nội soi ống mềm: tổn thương cách cung răng trên 26-27cm, kích thước 2cm, tổn thương lồi nhẹ. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô vảy. Siêu âm nội soi thấy tổn thương xâm lấn hạ niêm mạc, chưa xâm lấn đến lớp cơ, T1bN0 SA hạch cổ; cắt lớp vi tính trước mổ chưa phát hiện dày thành thực quản, chưa phát hiện hạch di căn. Bệnh nhân được chẩn đoán: Ung thư thực quản 1/3 giữa cT1bN0M0, bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật nội soi 3D cắt thực quản ngực – bụng, nạo vét hạch hai vùng mở rộng trung thất trên, thực hiện miệng nối máy tận – bên ở cổ.

Sáng nay (5/1), trường hợp thứ 6 là bệnh nhân nữ, 53 tuổi, quê tại Hà Giang. Bệnh nhân đau bụng âm ỉ vị trí hạ sươn trái một tháng nay, thỉnh thoảng có quặn cơn, không có đi ngoài phân máu. Kết quả nội soi ống mềm: khối u sùi đại tràng góc lách thâm nhiễm quanh chu vi, ống soi qua được. Kết quả giải phẫu bệnh: carcinoma tuyến; CT: dày thành đại tràng trái, bờ thanh mạc không đều, thâm nhiễm mỡ xung quanh, ngấm thuốc mạnh sau tiêm, vài hạch nhỏ lân cận kt 0.8cm, bờ không đều, ngấm thuốc sau tiêm Được chẩn đoán: ung thư đại tràng trái cT4aN1Mo. Bệnh nhân được ekip bác sỹ thực hiện phẫu thuật nội soi 3D: cắt đại tràng trái, vét hạch.

Việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới, hiện đại vào điều trị ung thư đã mang lại bước tiến đáng kể cho người bệnh trong quá trình phục hồi.

PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K chia sẻ: “Phẫu thuật robot điều trị ung thư tiêu hoá có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường, đó là hình ảnh quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác. Phương pháp phẫu thuật Robot có nhiều ưu điểm vượt trội rõ ràng đó là đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chảy máu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được đảm bảo”.

Việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới hiện đại vào điều trị ung thư, đặc biệt là trong phẫu thuật điều trị đã mang lại bước tiến đáng kể cho người bệnh trong quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hội thảo được tổ chức đề cao tính chuyên môn là cơ hội để các chuyên gia cùng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư đường tiêu hóa giúp cho người bệnh an tâm, tin tưởng điều trị với dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại Việt Nam./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.