Hiệu quả từ chính sách tài khóa linh hoạt, sát thực tiễn

Những kết quả đạt được của ngành Tài chính trong nửa đầu năm 2024 đã cho thấy, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, bám sát thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả năm

Thu ngân sách tăng gần 18% cùng kỳ, đạt 61% dự toán cả năm; kiểm soát chặt chẽ chi, bội chi và nợ công trong phạm vi cho phép; giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế… là những kết quả đạt được của ngành Tài chính trong nửa đầu năm 2024.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm đạt khoảng 1.038.100 tỷ đồng, bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 60,1% dự toán, tăng 19,7% so cùng kỳ cho thấy sự hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế. Chi NSNN ước đạt 803.600 tỷ đồng, bằng 37,9% dự toán, xấp xỉ mức thực hiện năm 2023. Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được đảm bảo.

Trong 6 tháng đầu năm, thu nội địa đạt 60,1% dự toán, tăng 19,7% so cùng kỳ cho thấy sự hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quản lý thuế điện tử. Tiếp tục mở rộng triển khai cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người dân, doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi, mở rộng cơ sở thu, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, tránh thất thu.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quản lý thuế điện tử.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc Hội ban hành các chính sách giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, người dân với quy mô khoảng 184,86 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 47,3 nghìn tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.