Hệ lụy chữa bệnh theo 'bác sĩ' mạng
Tràn lan các hướng dẫn chữa bệnh trên mạng
Chưa bao giờ việc tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh và những hướng dẫn để điều trị sức khoẻ lại dễ như thời đại công nghệ số hiện nay. Chỉ cần có nhu cầu, tất cả đều có thể tìm được trên mạng. Khi người dân tìm đến các phương pháp này như một sự cứu cánh “kiểu có bệnh thì vái tứ phương” thì các chuyên gia tự phong lại có dịp được thể hiện tài năng. Chỉ có điều tính xác thực của nó không ai dám khẳng định.
Châm đầu ngón tay để máu chảy ra chữa đột quỵ là một trong những nội dung được một vị "bác sĩ" mạng chia sẻ trong clip; hay những chia sẻ về phương pháp nhận biết chữa trào ngược dạ dày thực quản;... vô vàn những bí quyết, các mẹo để chữa, điều trị bệnh đều có vẻ rất uy tín. Tất cả những vị "bác sĩ" này đều khẳng định mình như một chuyên gia thực thụ và đưa ra những lời thề thốt khẳng định sự uy tín của phương pháp mà mình chia sẻ.
Và tin vào những hướng dẫn này, không ít người đã phải tìm gặp bác sĩ ở bệnh viện sau thời gian thực hiện theo vì những tác dụng ngược.
PGS.TS Nguyễn Thùy Linh - Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Có một trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện khám sau khi thực hiện nhịn ăn, nhịn uống để giảm cân và chữa bệnh theo chỉ dẫn trên mạng, nhưng sau một thời gian thực hiện, cân không giảm mà bệnh nhân còn tăng cân không kiểm soát tới hơn 100kg do rối loạn chuyển hoá lipit".
Hệ lụy chữa bệnh theo "bác sĩ" mạng
Qua những lời chia sẻ về các liệu pháp, phương pháp chữa bệnh thần kỳ được cho là của các chuyên gia tự phong trên mạng, với những hiệu quả thần thánh, không ít người đã tin và làm theo. Thế nhưng thực hư về độ chính xác, hay tính khoa học của những phương pháp này lại là điều không được chứng minh.
Uống nước cốt chanh chữa bách bệnh, từ việc đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, thậm chí còn giúp chữa ung thư... là những nội dung được cư dân mạng cùng những chuyên gia tự phong chia sẻ rầm rộ thời gian gần đây. Thế nhưng theo các bác sĩ, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định hiệu quả của việc này, thậm chí việc dùng nước cốt chanh với liều lượng lớn, thường xuyên, không đúng cách, sẽ gây những hệ lụy khôn lường.
"Nồng độ cao của axit trong nước cốt chanh khi uống vào trong cơ thể gây bỏng rát thực quản, có thể gây kích thích viêm đường tiêu hoá, đặc biệt là thực quản và dạ dày; có thể gây chóng mặt, buồn nôn và với hàm lượng axit như thế cũng có thể ảnh hưởng đến men răng. Đặc biệt nếu sử dụng nước cốt chanh với nồng độ rất cao và số lượng lớn thì có thể gây ra rối loạn chuyển hoá, rối loạn điện giải", PGS.TS Nguyễn Thùy Linh cho biết thêm.
Một người được cho là lương y có số lượng lớn người theo dõi trên mạng đã chia sẻ trên trang cá nhân phương pháp nhịn ăn, nhịn uống trong vòng 7 ngày có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường với những hiệu quả chữa lành vết loét bàn chân và nhận được rất nhiều những bình luận đồng tình, tin tưởng làm theo.
Trong khi các chuyên gia khẳng định, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính xác thực của phương pháp này.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên tin theo những phương pháp chữa bệnh không chính thống được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội bởi những người không có chuyên môn y học. Đặc biệt là với những người bệnh, việc tuân thủ điều trị theo phác đồ y khoa vẫn là yếu tố tiên quyết để chữa trị.
Ho mạnh bật cục máu đông - sự thật hay tin đồn thất thiệt?
Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin "ho mạnh có thể làm bật cục máu đông gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim". Nhiều người chia sẻ, nhiều người hoang mang. Nhưng liệu thông tin này có cơ sở khoa học không?
TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm khoa Đột quỵ não - Bệnh viện 108 cho biết, đây là thông tin hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Cục máu đông không đơn giản mà "bung ra" như lời đồn thổi. Hãy tỉnh táo trước mỗi thông tin trên mạng, bởi một cú nhấp chuột chia sẻ vô thức, đôi khi lại tạo ra hậu quả thật.
TS.BS Nguyễn Văn Tuyến chia sẻ: "Ho không thể khỏi đột quỵ vì đột quỵ có nhiều thể, đột quỵ chảy máu não và đột quỵ nhồi máu não. Ho không làm tan cục máu đông mà còn gây nguy hiểm cho não vì gây tăng huyết áp, tăng áp lực nội sọ".
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, dẫn đến thiếu máu nuôi não. Còn nhồi máu cơ tim là do tắc nghẽn động mạch vành. Trong cả hai trường hợp, các yếu tố nguy cơ chính là huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc, béo phì. Việc ho là phản xạ có lợi để tống dị vật, đờm ra khỏi đường thở. Không có chuyện ho gây bắn cục máu đông. Người dân cần hết sức tỉnh táo, đừng để mình thành nạn nhân của tin giả.
"Người dân không nên nghe theo các bài thuốc dân gian, các phương pháp chữa bệnh truyền miệng như việc ho hay đâm kim vào đầu ngón tay để chữa bệnh đột quỵ là không đúng. Đâm kim bóp máu thì không thể biết được bệnh nhân bị đột quỵ chảy máu não hay nhồi máu não. Hai thể này chỉ có chụp chiếu mới phát hện được" - TS.BS Nguyễn Văn Tuyến đưa ra khuyến cáo.


Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.
Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội, Cục An toàn Thực phẩm sẽ cập nhật trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.
0