Hé lộ chiến dịch tối mật của CIA chống Trung Quốc

Hãng Reuters ngày 14/3 dẫn lời các cựu quan chức Mỹ cho hay, cựu Tổng thống Donald Trump từng ủy nhiệm Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành chiến dịch bí mật trên mạng xã hội Trung Quốc nhằm mục đích hướng dư luận ở Trung Quốc chống lại chính phủ nước này. Chiến dịch này được cựu Tổng thống Donald Trupm triển khai sau hai năm nhậm chức.

Ba cựu quan chức có hiểu biết trực tiếp về chiến dịch tối mật này nói với Reuters rằng, CIA đã thành lập một nhóm nhỏ đặc vụ sử dụng danh tính giả trên Internet để truyền bá những câu chuyện tiêu cực về chính phủ Trung Quốc, đồng thời rò rỉ thông tin tình báo có ý chê bai cho các cơ quan báo chí nước ngoài.

Các nguồn tin nói với Reuters rằng nhóm CIA đã đưa ra các cáo buộc rằng các quan chức Trung Quốc đang giấu tiền bất chính ở nước ngoài

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu của mình, ký kết các hiệp ước quân sự, thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác kinh doanh với các quốc gia đang phát triển. Các nguồn tin nói với Reuters rằng nhóm CIA đã đưa ra các cáo buộc rằng các quan chức Trung Quốc đang giấu tiền bất chính ở nước ngoài, đáng chú ý là việc chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là tham nhũng và lãng phí.

Chelsea Robinson - người phát ngôn của CIA từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình truyền bá thông tin, mục tiêu hoặc tác động của nó.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, tin tức về chiến dịch tuyên truyền của CIA cho thấy chính phủ Mỹ sử dụng “không gian dư luận và nền tảng truyền thông làm vũ khí để truyền bá thông tin sai lệch và thao túng dư luận quốc tế”.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã có những chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm. Chiến dịch của CIA cho thấy Washington đang quay lại với những cách làm mà họ đã từng áp dụng với Liên Xô trước đây. Tim Weiner, tác giả cuốn sách về lịch sử chiến tranh chính trị, bình luận: “Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại”.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã có những chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm

Loch Johnson, một nhà khoa học chính trị của Đại học Georgia, cho biết việc lan truyền những thông điệp bí mật thường được áp dụng ở những khu vực mà khán giả không tin tưởng nhiều vào các tuyên bố của chính phủ Mỹ. Cũng theo ông Johnson, các chiến dịch tuyên truyền bí mật diễn ra phổ biến trong Chiến tranh Lạnh. Thời gian đó, CIA tung ra 80 đến 90 bài báo mỗi ngày nhằm nỗ lực chống phá Liên Xô.

Loch Johnson, một nhà khoa học chính trị của Đại học Georgia

Reuters không thể xác định tác động của các hoạt động bí mật hay liệu chính quyền của Tổng thống Joe Biden có còn duy trì chương trình bí mật nói trên của CIA hay không. Trong khi đó, Kate Waters, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Biden, từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình này hoặc liệu nó có còn được duy trì hay không. Hai nhà sử học tình báo nói với Reuters rằng, khi Nhà Trắng trao quyền hành động bí mật cho CIA, thì quyền này thường được duy trì từ chính quyền này sang chính quyền khác.

Ông Trump, hiện là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Cộng hòa, đã ngụ ý rằng ông sẽ có cách tiếp cận cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11 tới. Người phát ngôn của ông Trump và các cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, John Bolton và Robert O’Brien đều giữ chức vào năm lệnh hành động bí mật được ký, nhưng hai ông này đều từ chối bình luận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.