Hậu quả từ thẩm mỹ 'chui', bác sĩ mạo danh

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, vừa có công văn yêu cầu xử lý nghiêm cơ sở thẩm mỹ mạo danh bệnh viện, hoạt động 'chui'. Không ít người là nạn nhân của những cơ sở này.

Tin những lời quảng cáo trên Zalo về một vị bác sĩ thẩm mỹ, chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, có kinh nghiệm 20 năm tại Đại học Y Hà Nội, một người phụ nữ chi 60 triệu đồng ca phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Một bệnh nhân phải vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng hoại tử, vết khâu không liền và nhiều mủ dịch trong ổ bụng.

Bệnh nhân kể: "Em nghĩ 20 năm kinh nghiệm thì anh ấy mở phòng khám riêng. Thì em sang thăm khám ở Bệnh viện Hòe Nhai rồi cho em sang Bệnh viện Giao thông Vận tải. Thường cứ hai hôm thay băng thì em bảo anh ấy là em cứ bị kiến bò. Anh ấy bảo do em yếu. Em đòi vào bệnh viện thì anh ấy bảo anh là bác sĩ em không tin anh thì thôi. Chị bán thuốc bảo em bị hoại tử rồi, anh ấy bảo sang nhà anh ấy luôn anh ấy gây tê và cắt cho em tại nhà luôn".

Nữ bệnh nhan phải nằm viện để xử lý dẫn lưu ổ mủ, cấy phân lập vi khuẩn, xử lý phần hoại tử.

Bệnh nhân đã phải tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng hoại tử, vết khâu không liền và nhiều mủ dịch trong ổ bụng.

Hậu quả là người bệnh phải nằm viện để xử lý dẫn lưu ổ mủ, cấy phân lập vi khuẩn, xử lý phần hoại tử và những di chứng nặng nề về thẩm mỹ.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xác nhận: không có bác sĩ Thanh Tuấn nào đang công tác tại đây.

Bệnh nhân được một người quen gạ gẫm tiêm filler rãnh cười tại nhà.

Còn một bệnh nhân khác, cũng vì quen biết lâu năm mà được một người quen gạ gẫm tiêm filler rãnh cười tại nhà.

Sưng một bên má tái đi tái lại, liên tục phải vào viện để theo dõi và xử lý ổ nhiễm khuẩn, chị vô cùng ân hận khi không chỉ mất tiền mà còn mất công mất sức và thường xuyên phải nghỉ làm.

Xử lý biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.

Không ngày nào là Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội không tiếp nhận và xử lý những bệnh nhân bị các biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.

Các bệnh nhân chỉ đến bệnh viện khi đã có các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, nhiễm khuẩn, sưng nề, thậm chí mù mắt, sốc do nhiễm trùng nhiễm độc.

TS Hoàng Văn Hồng – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

TS Hoàng Văn Hồng – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay: "Chúng tôi thường xuyên tiếp nhận những trường hợp gặp phải bác sĩ trên mạng xã hội, mạo danh những bệnh viện lớn như Đại học Y Hà Nội hoặc với nhiều chiêu trò khác".

Trước thực trạng này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã yêu cầu các địa phương khẩn trương phát hiện, xử lý các cơ sở thẩm mỹ mạo danh bệnh viện, mập mờ chuyên môn, không đủ điều kiện vẫn hoạt động "chui", gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội và ngành y tế.

Người dân, nếu không tỉnh táo trước các thông tin quảng cáo, sẽ còn chịu những tổn thương không chỉ vật chất mà còn là nỗi ám ảnh cả đời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.