Hành trình ba tháng cứu sống bé sinh non nặng 900g
Người nhà bệnh nhi cho biết, em bé bị đẻ rơi cách Bệnh viện Quân y 105 (thị xã Sơn Tây) chỉ 2 km, phải đặt nội khí quản cấp cứu trước khi được chuyển gấp đến Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ lập tức tiến hành hồi sức tích cực, cho thở máy, sử dụng thuốc vận mạch và duy trì thân nhiệt trong lồng ấp.
Hành trình giành giật sự sống cho bé kéo dài suốt ba tháng với hàng loạt thử thách: thở máy kéo dài, điều trị đóng ống động mạch, nhiễm khuẩn, bệnh võng mạc trẻ sinh non và loạn sản phổi phế quản.

Với nhiều nỗ lực của các bác sĩ, em bé dần hồi phục, chuyển từ thở máy tần số cao sang oxy hỗ trợ và cuối cùng có thể tự thở hoàn toàn. Hiện bé đã đạt 3 kg, ăn ngủ tốt, được xuất viện ngày 21/3.
Theo các chuyên gia, trẻ sinh non dưới 1.000g dù được sinh tại bệnh viện chuyên khoa cũng có tỷ lệ tử vong cao. Trong khi đó, bé trai đã phải vượt 50 km mới đến được bệnh viện, khiến quá trình điều trị càng cam go hơn. Câu chuyện của bé là minh chứng cho sự tiến bộ của y học và nguồn động viên lớn lao cho những gia đình có con sinh non đang từng ngày chiến đấu vì sự sống.


Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.
0