Hàng TMĐT xuyên biên giới đang vào Việt Nam quá dễ dàng?
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển hàng quốc tế, đại diện Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết, với một đơn hàng truyền thống từ Trung Quốc vào Việt Nam theo đường bộ sẽ mất khoảng 2-4 ngày, với tuyến đường biển xa nhất lên đến 14 ngày. Tuy nhiên, các đơn hàng thương mại điện tử hiện nay lại đang được hưởng quá nhiều ưu đãi.
Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết: "Đối với hàng thương mại điện tử từ 3-5 là tương đối nhanh, cái rủi ro ở đây là các sàn thương mại điện tử và các nhà buôn đang lợi dụng chính sách miễn thuế cho hàng giá trị dưới 1 triệu với thủ tục thông quan rất nhanh. Và những hàng miễn thuế đó cũng không chịu sự kiểm tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước".
Hiện hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là từ Trung Quốc đều là những sản phẩm Việt Nam có thể sản xuất. Tuy nhiên, hàng nhập về Việt Nam có giá rẻ hơn rất nhiều nhờ chi phí logistics thấp, đa số các mặt hàng không phải kiểm tra chuyên ngành nên thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Không khó hiểu vì sao đa số các đơn hàng thương mại điện tử xuyên biên giới đều được miễn phí vận chuyển hay mới đây, sàn thương mại điện tử Temu chỉ mất 3-4 ngày để một đơn hàng vận chuyển từ Trung Quốc đến Hà Nội, thậm chí còn nhanh hơn thời gian vận chuyển các đơn hàng từ các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai,...
Có lẽ để thu hẹp khoảng cách với hàng hóa Trung Quốc, thì phát triển logistics cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt lưu tâm.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
0