Hàng không toàn cầu dự báo có lãi từ 2023

Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố tháng 12/2022, các hãng hàng không dự báo sẽ đạt khoản lãi đầu tiên kể từ năm 2019, với mức lợi nhuận ròng khoảng 4,7 tỷ USD, với hơn 4 tỷ lượt hành khách đi lại bằng máy bay trong năm 2023.

Theo báo cáo Triển vọng toàn cầu về vận tải hàng không được IATA công bố tháng 12/2022, đến nay kết nối hàng không nội địa của các nước đã phục hồi trung bình khoảng 89% so với mức trước đại dịch Covid-19, trong khi khả năng kết nối hàng không quốc tế hiện ở mức khoảng 68% so mức của năm 2019. IATA dự báo, vào năm 2023, các hãng hàng không sẽ đạt khoản lãi đầu tiên kể từ năm 2019, với mức lợi nhuận ròng khoảng 4,7 tỷ USD, với hơn bốn tỷ lượt hành khách đi lại bằng máy bay. Được biết, lợi nhuận ròng của ngành hàng không năm 2019 là 26,4 tỷ USD.

Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh cho biết sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ, còn một chặng đường dài phải đi để quay trở lại với trạng thái vào năm 2019. "Chúng tôi đang đi đúng hướng'', ông nói.

Các hãng hàng không Châu Âu và Trung Đông dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận trong năm 2023. Trong khi đó, thị trường Bắc Mỹ được kỳ vọng sẽ có năm khởi sắc thứ hai liên tiếp. Dòng người đông đúc tại các sân bay Mỹ dự kiến sẽ mang lại cho ngành hàng không 9,9 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2022 và 11,4 tỷ USD trong năm 2023.

Theo đại diện Sân bay Quốc tế Los Angeles (Mỹ), Victoria Spilabottecho biết trong năm nay, lượng hành khách tại sân bay này đã đạt khoảng 85% mức của năm 2019. "Chúng tôi chưa thể quay về mức trước khi đại dịch bùng phát, nhưng đang tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Mọi người đã sẵn sàng đi du lịch trở lại. Chúng tôi hy vọng xu hướng này đó sẽ tiếp tục tăng lên", bà nói thêm.

Nhiều người Mỹ có ý định du lịch hoặc công tác nước ngoài khi đồng đô la Mỹ mạnh lên, các cửa khẩu và doanh nghiệp mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Một cuộc thăm dò gần đây của IATA đối với khách du lịch tại 11 thị trường toàn cầu cho thấy, gần 70% số người được hỏi cho biết họ vẫn đi du lịch hoặc thậm chí đi nhiều hơn so trước khi xảy ra đại dịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lộ trình hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang từng bước siết chặt các quy định về mức tiêu thụ nhiên liệu đối với các phương tiện giao thông.

Bước sang tháng 5/2025, thị trường ô tô Việt Nam trở nên sôi động khi hàng loạt thương hiệu từ phổ thông đến cao cấp đồng loạt tung ưu đãi mạnh nhằm kích cầu mua sắm.

Các hãng xe Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm những phương thức tiếp cận độc lạ, thậm chí được coi là chiêu trò, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt.

Người tiêu dùng Việt Nam có thêm hàng loạt lựa chọn xe mới trong tháng 4 khi thị trường đón nhận các sản phẩm đa dạng, trong đó chiếm phần lớn là mẫu xe plug-in hybrid và xe điện.

Một loạt mẫu ô tô mới đã xuất hiện tại Việt Nam, trải dài trên nhiều phân khúc từ xe cỡ nhỏ đến những chiếc xe sang dự kiến sẽ được ra mắt trong quý II/2025.

Tại Việt Nam, những mẫu xe số sàn hiện diện ở phân khúc giá rẻ thường là phiên bản tiêu chuẩn nhắm tới khách hàng phổ thông hoặc người mua xe để kinh doanh dịch vụ.