Hàng không tăng chuyến bù đắp lượng tàu bay thiếu hụt
Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính tới tháng 7/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam trên AOC (chứng chỉ nhà khai thác máy bay được nhà chức trách hàng không phê chuẩn nhà khai thác đó được quyền khai thác máy bay với mục đích thương mại hoặc chỉ khai thác trong phạm vi chứng chỉ cho phép) là 195 chiếc, giảm 36 chiếc.
Trong đó, số tàu bay khai thác trung bình là 167 chiếc, giảm 51 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.
Với việc tàu bay khai thác giảm mạnh, các hãng hàng không Việt Nam đã tích cực tìm kiếm, đàm phán thuê tàu bay nhằm bổ sung, thay thế cho các tàu bay đang dừng khai thác.
Ngoài nỗ lực tìm tàu bay thuê, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và tăng tải cung ứng như: điều chỉnh thời gian hoạt động khai thác tàu bay, giảm thời gian quay đầu tàu bay để chuyển tiếp chặng bay, tối ưu hóa thời gian khai thác tàu bay trong ngày, tăng cường các chuyến bay vào khung giờ chiều và tối.


Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác trở lại đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow (Liên bang Nga) sau ba năm tạm dừng.
Từ ngày mai, các toa tàu hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chính thức hoạt động.
Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.
Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.
Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.
0