Hàng chục quốc gia không thể tiếp tục tiêm chủng ngừa COVID-19 do thiếu liều

(HanoiTV) - Ngày 18/6, WHO cảnh báo hàng chục quốc gia không thể sử dụng liều thứ hai của vắc-xin chống Covid vì thiếu liều, điều này có nguy cơ gây mất ổn định vĩnh viễn cho các chiến dịch vắc-xin.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 30 đến 40 quốc gia đã phải tạm dừng chiến dịch tiêm chủng liều thứ hai. 

“Chúng tôi có một số lượng lớn các quốc gia đã phải tạm dừng chiến dịch tiêm chủng của họ cho liều thứ hai", Tiến sĩ Bruce Aylward, chịu trách nhiệm tại WHO trong việc giám sát hệ thống phân phối quốc tế Covax cho biết.

"Khoảng thời gian giữa hai lần tiêm hiện dài hơn những gì chúng tôi muốn ", ông cảnh báo và giải thích rằng Covax đang đàm phán trực tiếp với AstraZeneca và Viện Huyết thanh của Ấn Độ, nơi sản xuất hầu hết các liều cho covax, nhưng việc sản xuất bị cấm xuất khẩu do nhu cầu cấp thiết của chính Ấn Độ.

Khoảng cách giữa hai liều quá dài có thể khiến cho sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm hơn hoặc dễ lây lan.

Theo Bruce Aylward, những quốc gia trong danh sách đặc biệt được tìm thấy ở châu Phi cận Sahara, mà còn ở châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Nam Á, đặc biệt là các nước láng giềng của Ấn Độ như Nepal hay Sri Lanka, những quốc gia phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng.

Hiện tại, các đối tác của Covax đang cố gắng tiếp cận tối đa liều lượng rất quan trọng trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.

Theo Bruce Aylward, Mỹ đã hứa hẹn 80 triệu liều cho giai đoạn từ tháng 6-7, nhưng phần lớn số liều mà G7 hứa hẹn sẽ không có sẵn cho đến cuối năm và đặc biệt là vào năm 2022.

Tính đến ngày 17 tháng 6, hệ thống Covax đã chỉ cung cấp 88 triệu liều cho 131 quốc gia, thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính Hàn Quốc xác nhận, cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Choi Sang-mok và người đồng cấp Mỹ Scott Bessent sẽ diễn ra vào tuần tới tại Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh mở cuộc điều tra mới nhằm xem xét việc áp thuế đối với toàn bộ khoáng sản chiến lược nhập khẩu vào nước này.

Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff nhấn mạnh, vấn đề then chốt trong đàm phán hạt nhân với Iran chính là cơ chế xác minh rõ ràng, đặc biệt đối với chương trình làm giàu uranium và các yếu tố liên quan đến phát triển vũ khí.

Một làn sóng chỉ trích đang lan rộng trên mạng xã hội sau khi thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt bị phát hiện mặc một chiếc váy được cho là sản xuất tại Trung Quốc, ngay giữa bối cảnh chính quyền Trump đang theo đuổi lập trường cứng rắn với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một trận bão cát lớn đã quét qua thành phố Basra, miền Nam Iraq, khiến tầm nhìn giảm mạnh và hơn 1.000 người phải nhập viện vì khó thở.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hoãn áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với tất cả các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ (trừ Trung Quốc) trong thời hạn 90 ngày, Mỹ đã tiến hành đàm phán với nhiều đối tác, nhưng chưa sẵn sàng đàm phán với EU.