Hàn Quốc truy tố hai chỉ huy quân đội cấp cao
Diễn biến này xảy ra vào thời điểm Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang đẩy mạnh tiến trình thủ tục cho phiên xét xử vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12, Tổng tham mưu trưởng, tướng Park An-su được bổ nhiệm làm chỉ huy thiết quân luật và ký duyệt sắc lệnh. Các nhà điều tra tin rằng lệnh thiết quân luật chứa các yếu tố vi hiến như cấm mọi hoạt động chính trị.

Trong khi đó, Trung tướng Kwak Jong-keun, chỉ huy Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt bị cáo buộc gửi lực lượng đặc nhiệm tới tòa nhà Quốc hội theo lệnh Tổng thống Yoon Suk Yeol để ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu hủy lệnh thiết quân luật. Các công tố viên cáo buộc hành động của hai quan chức cấp cao này là nhằm lật đổ Hiến pháp Hàn Quốc và cấu thành tội danh nổi loạn. Hai người này đã bị bắt tháng trước.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Tham nhũng Hàn Quốc đang thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan tới sự kiện thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024. Khoảng 150 nhân viên thực thi pháp luật đã được điều động để thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, bao gồm 30 điều tra viên của CIO và 120 cảnh sát. Các điều tra viên đã vượt qua rào cản của lực lượng phụ trách bảo vệ dinh thự Tổng thống để tiến vào bên trong.

Theo tờ Korea Heral, các điều tra viên đang chạm mặt với lực lượng vũ trang do Cơ quan An ninh Tổng thống kiểm soát. Đây được coi là tuyến bảo vệ cuối cùng của Tổng thống. Theo các báo cáo, CIO đã trình lệnh bắt và khám xét, nhưng người đứng đầu Cơ quan An ninh Tổng thống đã từ chối hợp tác.
Trong khi đó, phía bên ngoài dinh thự Tổng thống, khoảng 1.200 người xuống đường biểu tình để bày tỏ ủng hộ ông Yoon Suk Yeol, chỉ trích lệnh bắt giữ là “không hợp pháp”, đồng thời kêu gọi bắt lãnh đạo phe đối lập Lee Jae-myung. Theo hãng tin Yonhap, đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào bị thương. Hiện cảnh sát đã điều động khoảng 2.700 nhân viên, 135 xe cảnh sát tạo thành “bức tường an ninh” trên các con đường gần dinh thự Tổng thống để kiểm soát tình hình. Giao thông tại khu vực này bị hạn chế.


Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
0