Hàn Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gắn nhãn 'quốc gia nhạy cảm'
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) chỉ định Hàn Quốc là quốc gia “nhạy cảm”.
Tuyên bố sau cuộc họp với các bộ trưởng trong nội các, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cũng kêu gọi các cơ quan của nước này tích cực thúc đẩy sự hiểu biết với Washington.
Hiện Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun đang thúc đẩy kế hoạch đến thăm Mỹ trong tuần này để gặp Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright với mục tiêu đề nghị Washington đưa Seoul ra khỏi danh sách các quốc gia nhạy cảm trong lĩnh vực năng lượng.

Trước đó, vào hôm 14/3, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) thông báo đã thêm Hàn Quốc vào danh sách “quốc gia nhạy cảm”, một động thái có thể cản trở công nghệ tiên tiến và hợp tác năng lượng hạt nhân giữa các đồng minh. DOE không giải thích lý do cho quyết định theo dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/4 tới.
Theo trang web của DOE, các quốc gia có thể xuất hiện trong danh sách quốc gia nhạy cảm vì những lý do như an ninh quốc gia, không phổ biến vũ khí hạt nhân, bất ổn khu vực, đe dọa đến an ninh kinh tế quốc gia hoặc hỗ trợ khủng bố.
Mặc dù DOE đảm bảo rằng, hợp tác song phương không bị ảnh hưởng, song các chính trị gia ở Seoul đã đổ lỗi cho nhau về động thái này. Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập chính Lee Jae-myung đã chỉ trích chính phủ khi gọi động thái của Mỹ là "thất bại ngoại giao hoàn hảo" đối với Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ lo ngại có thể hạn chế sự hợp tác giữa hai nước đồng minh trong lĩnh vực công nghệ cao.
Bỏ qua lời chỉ trích, đảng Quyền lực Nhân dân đã kêu gọi "triển khai mọi nỗ lực ngoại giao để đảo ngược việc chỉ định trước khi có hiệu lực vào ngày 15/4", nhấn mạnh "phản ứng toàn diện" cho mục đích đó.
Vào thời điểm quan trọng đối với quan hệ đồng minh Washington-Seoul, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã hủy bỏ kế hoạch thăm Hàn Quốc vào cuối tháng này vốn được thiết kế trong khuôn khổ chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức. Ông Hegseth sẽ chỉ đến thăm các căn cứ quan trọng của Mỹ tại Guam và Hawaii cũng như các đồng minh như Nhật Bản và Philippines.
Việc ông Hegseth hủy chuyến đi tới Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại đây tiếp tục bất ổn sau tuyên bố thiết quân luật bất thành của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 3/12/2024. Người tiền nhiệm của ông Hegseth là ông Lloyd Austin cũng đã hủy bỏ kế hoạch thăm Hàn Quốc vào tháng 12 năm ngoái.


Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ ngày 9/5 theo giờ địa phương (14 giờ ngày 9/5, giờ Việt Nam) tại Quảng trường Đỏ, Moscow, Liên bang Nga.
Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có nhiều năng lực thực tế nhất để đóng vai trò trung gian hoà giải giữa Ấn Độ và Pakistan, tuy nhiên, cả ba đều chưa dám đảm trách vai trò này.
Tại Karbala và Najaf, những thành phố ở miền Trung Iraq, các cánh đồng chà là đang dần được khôi phục trong khuôn khổ một chiến dịch được triển khai trên toàn quốc nhằm tái thiết ngành nông nghiệp, sau một thời gian dài ngành này bị bỏ quên do các cuộc khủng hoảng về an ninh.
Tại Ai Cập, nghề chạm khắc đồng, một phần di sản văn hóa của quốc gia này đang có nguy cơ bị mai một và chìm vào quên lãng do sự xuất hiện của công nghệ mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 8/5 đã ký một tuyên bố chung nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Chính phủ Ấn Độ ngày 8/5 cho biết, Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào khu vực thành phố Jammu, trong đó tập trung vào các trạm quân sự xung quanh khu vực Kashmir.
0