Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam biên soạn SGK tiếng Hàn

Ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có buổi gặp gỡ làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Park Noh-wan, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Về việc triển khai thực hiện “Thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn tại các trường phổ thông Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã đề nghị phía Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo các thỏa thuận đã ký. Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ trưởng mong muốn Hàn Quốc hỗ trợ đưa giáo viên bản ngữ sang giảng dạy tại Việt Nam, tập huấn giáo viên, xây dựng học liệu, trao đổi văn hóa, giao lưu kết nghĩa giữa các trường phổ thông để việc dạy tiếng Hàn đạt chất lượng.
Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị hai bên tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin số liệu và tình hình học tập của học sinh hai nước. Đồng thời mong muốn Chính phủ Hàn Quốc cung cấp học bổng để du học sinh Việt Nam và lưu học sinh Hàn Quốc có điều kiện học tập đạt chất lượng cao hơn.
Về phía Hàn Quốc, Đại sứ Park Noh-wan bày tỏ lời cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã dành thời gian đón tiếp và khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào, mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng sẽ không ngừng phát triển. Trong thời gian tới, Hàn Quốc sẽ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy số hóa ở các bậc học, phát triển và nâng cao chất lượng các trường đại học địa phương.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0