Hàn Quốc dỡ bỏ các quy tắc giãn cách xã hội sau 2 năm chống dịch Covid-19

Kế hoạch "hậu omicron" mới đánh dấu sự thay đổi sâu rộng đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Hàn Quốc vào ngày 20/1/2020.
Bắt đầu từ thứ Hai tuần tới, các nhà hàng, quán cà phê và nhiều cơ sở kinh doanh khác có thể hoạt động tự do mà không bị giới nghiêm và người dân sẽ được phép tụ tập không giới hạn số lương.
Đeo khẩu trang là quy định duy nhất sẽ được duy trì cho đến bây giờ.
Việc cách ly bắt buộc 7 ngày đối với bệnh nhân COVID-19 sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào cuối tháng 5/2022. Người dân cũng không cần phải tự điều trị tại nhà mà có thể tới các phòng khám và bệnh viện địa phương giống như điều trị bệnh cúm.
Ăn uống bên trong rạp chiếu phim, phòng tập thể dục trong nhà và các cơ sở tôn giáo sẽ được phép hoạt động từ ngày 25/4.
Việc dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội thể hiện nỗ lực của Seoul trong việc khôi phục cuộc sống hàng ngày cho người dân và giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các thương gia nhỏ và lao động tự do, phục hồi sau những khó khăn về kinh tế và tài chính.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca mắc Covid-19 mới hàng ngày đã giảm xuống sau khi đạt mức cao kỷ lục hơn 620.000 ca vào ngày 17/3. Khoảng hơn 30% trong số 52 triệu dân Hàn Quốc đã mắc COVID-19.


Thống đốc và Tổng chưởng lý California cho biết, bang này đã đệ đơn kiện chính quyền liên bang nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế toàn diện đối với các đối tác thương mại nước ngoài.
Pháp đang phải đối mặt với một loạt các vụ tấn công có tổ chức nhằm vào các nhà tù trên khắp cả nước.
Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam ngày 15/4 đã giải tán Quốc hội nước này, mở đường cho việc tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào ngày 3/5.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/4 cho biết, Nga và Trung Quốc đang triển khai những kế hoạch đầy tham vọng trong lĩnh vực hợp tác không gian.
Trung Quốc ngày 16/4 tuyên bố sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Washington, nhưng kèm theo một loạt điều kiện.
Liên minh châu Âu (EU) đã từ bỏ ý định cấm nhập khẩu LNG từ Nga trong các gói trừng phạt tiếp theo, do gặp phải sự phản đối từ một số quốc gia thành viên và lo ngại thiếu hụt nguồn cung thay thế.
0