Hamas hoãn thả con tin Israel

Thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin tại Gaza đối mặt nguy cơ sụp đổ khi lực lượng Hamas ở Dải Gaza cáo buộc Israel vi phạm cam kết, đồng thời thông báo trì hoãn kế hoạch phóng thích con tin theo kế hoạch vào cuối tuần này.

Trong một tuyên bố, Hamas cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn bằng cách trì hoãn việc đưa người Palestine trở về miền Bắc Gaza, tiếp tục tấn công bằng pháo kích và ngăn chặn viện trợ vào Gaza. Người phát ngôn của Hamas - Abu Ubaida yêu cầu Israel phải tuân thủ đầy đủ thỏa thuận và “bồi thường cho những tuần qua” trước khi tiếp tục thả con tin.

Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Katz cho rằng việc hoãn thả con tin của Hamas là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Ông đã chỉ đạo quân đội Israel sẵn sàng bảo vệ người dân Israel tại Gaza.

Trong khi đó, các gia đình con tin kêu gọi nỗ lực duy trì thỏa thuận ngừng bắn, còn nhóm cựu chiến binh Israel chỉ trích chính phủ đang làm hỏng thỏa thuận này.

Lệnh ngừng bắn tại Gaza có hiệu lực từ ngày 19/1 với giai đoạn 1 kéo dài 6 tuần. Đến cuối tuần qua, Israel và Hamas đã tiến hành tương đối suôn sẻ 5 đợt trao đổi con tin và tù nhân. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa thể bắt đầu các cuộc đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận, dù mốc bắt đầu tiến trình đàm phán này được ấn định diễn ra vào ngày 3/2 vừa qua.

Dự kiến, trong hôm nay, ngày 11/2, nội các an ninh Israel sẽ họp đặc biệt dưới sự chủ trì của Thủ tướng Benjamin Netanyahu để quyết định liệu có tham gia đàm phán về giai đoạn 2 của thỏa thuận hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.