Hamas hạ thấp điều kiện đàm phán với Israel

Hamas đã hạ thấp lập trường về một số điều kiện cốt lõi nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, sau khi các bên trung gian đẩy mạnh nỗ lực để một thỏa thuận nhanh chóng được ký kết.

Những đề xuất mới nhất về việc tạm dừng giao tranh đã được đưa ra để thúc đẩy một thuận ngừng bắn kéo dài 60 ngày, theo đó Hamas sẽ phóng thích theo đợt những con tin Israel còn bị giam giữ kể từ tháng 10/2023.

Hamas và các nhóm vũ trang khác ở Dải Gaza được cho đang giam giữ khoảng 100 con tin Israel, trong khi quân đội Israel cho rằng khoảng 40 người trong số này đã chết.

Cụ thể, Hamas sẽ trả tự do cho 3 con tin/tuần để đổi lấy hàng trăm người Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù của Israel. Hamas cũng muốn lực lượng Israel rút khỏi các trung tâm đô thị trong thời gian hai bên trao đổi con tin. Tuy nhiên, Hamas từ chối đáp ứng yêu cầu của Israel về danh sách tất cả các con tin trước khi hai bên bắt đầu tiến hành trao đổi con tin. Trong khi đó, Israel hiện cũng từ chối phóng thích cho một số tù nhân Palestine bị kết án dài hạn với những cáo buộc liên quan đến an ninh.

Mặc dù vậy, Hamas đã nhất trí với yêu cầu của Israel rằng những tù nhân Palestine và gia đình của họ phải rời khỏi lãnh thổ Palestine và sống lưu vong ở nước ngoài sau khi được thả tự do. Hamas cũng sẵn sàng chấp nhận đảm bảo bằng lời từ các nhà hòa giải Mỹ, Qatar và Ai Cập, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, rằng Israel sẽ tiếp tục đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn sau khi lệnh ngừng bắn được đề xuất kéo dài 60 ngày hết hạn. Trước đó, Hamas đã yêu cầu đảm bảo bằng văn bản từ các nhà hòa giải.

Hamas cũng đồng ý lùi thời điểm giải quyết những khác biệt còn lại với Israel sang giai đoạn hai của thỏa thuận, được bắt đầu sau khi giai đoạn một kéo dài 60 ngày kết thúc. Một trong vấn đề có quan điểm khác biệt là Israel kiên quyết yêu cầu duy trì lực lượng tại những vùng đệm ở rìa phía Đông và phía Bắc Dải Gaza.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.