Hamas cảnh báo Israel không nên leo thang căng thẳng ở Gaza
Cụ thể, Người phát ngôn của Hamas Abu Obeida cho biết các mối đe dọa chiến tranh và phong tỏa của Israel sẽ không đảm bảo việc thả các con tin. Đồng thời, Hamas vẫn cam kết tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn với Israel, song khẳng định đã sẵn sàng cho mọi khả năng bao gồm cả việc tiếp tục chiến đấu.
Hiện tại, Hamas vẫn đang giữ 59 con tin tại Gaza sau khi kết thúc giai đoạn đầu thỏa thuận ngừng bắn. Quân đội Israel xác nhận 35/59 con tin đã thiệt mạng.
Trong lúc này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ rằng họ đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với Hamas. Đây được xem là động thái phá vỡ tiền lệ của Mỹ sau khi Bộ Ngoại giao nước này liệt Hamas vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài vào năm 1997. Các cuộc đàm phán được đánh giá là có tiến triển tích cực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Chúng tôi đang thảo luận với Hamas. Chúng tôi đang giúp Israel trong những cuộc thảo luận đó vì chúng tôi đang nói về các con tin Israel”.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump, ông Steve Witkoff, cho biết các cuộc thảo luận trực tiếp của Mỹ với các chiến binh Hamas đang diễn ra trong những ngày gần đây và thông điệp gửi đến nhóm chiến binh Palestine này là Mỹ muốn đưa các con tin về nhà.
Giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã kết thúc vào ngày 1/3. Theo đề xuất của Mỹ, Israel muốn gia hạn giai đoạn 1 để giải cứu hết con tin, mà không muốn rút quân khỏi Gaza. Tuy nhiên, Hamas phản đối đề xuất này. Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn đối với tất cả hàng hóa vào Gaza để gây áp lực buộc Hamas chấp nhận đề xuất.


Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.
Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.
Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
0