Hầm Đèo Cả sạt lở, đường sắt Bắc - Nam chưa thể lưu thông

Trong quá trình xử lý sự cố sạt lở tại vị trí hầm đường sắt Đèo Cả thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, khoảng 40m3 đất đá tiếp tục đổ xuống hầm, toàn bộ hệ thống gia cố trần hầm bị sập và chưa thể xác định được thời gian thông tàu qua hầm đường sắt Đèo Cả.

Dự kiến lúc 4h sáng nay, hầm đường sắt tại Đèo Cả nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sẽ được khắc phục và lưu thông tuyến. Thế nhưng, sau khi khắc phục xong, lúc 4h30 hầm tiếp tục bị sạt lở. Đất, đá rơi xuống làm đổ hệ thống giàn gia cố. Hiện các công nhân đang khẩn trương xử lý.

Hầm Bãi Gió trước và sau khi bị đất đá đổ xuống. Ảnh: Baogiaothong

Trước đó, vào trưa ngày 12/4, khoảng 100m3 đá trần hầm đường sắt Đèo Cả sạt xuống, bịt kín cửa hầm, kéo dài khoảng 5m. Vụ sạt lở khiến đường sắt Bắc Nam đoạn qua Phú Yên - Khánh Hòa không thể lưu thông.

Sự cố khiến tàu SE8 chở 300 khách, xuất phát từ ga Sài Gòn phải dừng ở ga Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Còn tàu SE5 chở 350 khách, từ Hà Nội phải dừng ở ga Tuy Hòa (Phú Yên).

Đơn vị thi công đưa máy móc vào hầm để đào lượng lớn đất đá bị sạt lở di chuyển ra ngoài. Ảnh: Baokhanhhoa

Đại diện đường sắt phía Nam cho biết, thời điểm xảy ra sạt lở không có tàu khách đi qua. Ngành đường sắt đã huy động ô tô chuyển tải hàng trăm khách từ tàu SE8 sang SE5 và ngược lại, để tiếp tục hành trình.

Hầm chật, thiếu không gian nên việc thi công khắc phục sự cố gặp nhiều khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã tới dự và phát biểu tại Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, ngày 18/5.

Huyện Phú Xuyên đã phối hợp với các đơn vị tổ chức cưỡng chế một số công trình nhà xưởng trong phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) ngày 15/5 để thi công đoạn tuyến cuối cùng Dự án đường trục phát triển phía Nam thành phố Hà Nội.

Tuy chỉ được gặp Bác Hồ một lần nhưng hình ảnh của Người luôn in đậm trong tâm trí ông Trần Văn Cao. Sau lần gặp ấy, ông mong muốn sau này sẽ có một nhà lưu niệm về Bác.

Một căn nhà nhỏ ở thôn Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội vào cuối tháng 8/1945, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9.

Nhiệt độ buổi sáng đầu tuần đang ở mức là 25 độ. Mưa vẫn xuất hiện rải rác ở một số khu vực trong Thủ đô nhưng lượng mưa đã giảm đáng kể. Trời duy trì nhiều mây, nhiệt độ từ 25-28 độ.

Cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu nối liền quận Tây Hồ với quận Long Biên và huyện Đông Anh, có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.