Hai biến thể mới của COVID-19 đáng lo ngại thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể EG.5 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17/2/2023. WHO phân loại là "biến thể đáng quan tâm", và là biến thể phụ, EG5.1 "Eris", đại diện cho 88% các trình tự có sẵn.
EG.5 là biến thể COVID-19 đang chiếm chủ đạo ở Mỹ. Biến thể EG.5 chiếm 17% số ca mắc mới ở Mỹ, vượt qua cả biến thể quen thuộc XBB.1.16 (chiếm 16%). Đây là số liệu ước tính do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đưa ra. Ở Pháp, tỷ lệ của EG5 là 1,6%.
Theo GS.TS. David Ho - chuyên khoa vi sinh học và miễn dịch học, Đại học Columbia, Mỹ, cả hai biến thể EG.5 và EG.5.1 có khả năng chống lại các kháng thể trung hòa trong huyết thanh của người nhiễm COVID-19 cao hơn một chút.

Về mặt lâm sàng, hai biến thể mới này dường như không gây ra các triệu chứng COVID-19 khác biệt hoặc nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó.
WHO đánh giá rủi ro sức khỏe toàn cầu ở mức thấp với biến thể Eris: “Cho đến nay, không có thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của bệnh được báo cáo. Nếu sự gia tăng đồng thời số ca nhập viện và tỷ lệ biến thể Eris được quan sát thấy ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, thì không có mối liên hệ nào được thiết lập. Nhưng xét về mức độ lây lan , sự gia tăng tỷ lệ mắc biến thể Eris là chủ yếu. Các triệu chứng vẫn giống như các biến thể trước: sốt, ho, nhức đầu, đau nhức cơ thể..."
Phải làm gì khi bạn mắc COVID-19?
Về cơ bản, các triệu chứng khi mắc các biến thể này khá giống với triệu chứng khi mắc biến thể Omicron như chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, rát họng, thay đổi khứu giác...
Theo CDC, khi biết mình mắc COVID-19, bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau nhằm điều trị bệnh cũng như tránh lây bệnh cho người khác:
+ Tự cách ly ở nhà.
+ Mở cửa sổ thoáng khí, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, lưu thông không khí tốt.
+ Đeo khẩu trang N-95 hoặc các khẩu trang chất lượng tốt khi ở gần người khác.
+ Tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và cập nhật mũi tiêm bổ sung khi cần.
+ Theo dõi các triệu chứng COVID-19 và gọi điện xin tư vấn bác sĩ khi cần thiết.
+ Uống thuốc và tuân thủ các phương pháp điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị theo triệu chứng, ví dụ như dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt, thuốc giảm đau khi bị đau đầu,...
+ Rửa tay thường xuyên, giữ nhà cửa sạch sẽ, khử khuẩn đồ dùng, mặt bàn,... trong nhà.
WHO cho biết, biến thể EG.5 đã được phát hiện ở 45 quốc gia. Số ca mắc biến thể EG.5 đã tăng gần gấp đôi từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Singapore, Australia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều đã báo cáo ít nhất 100 trường hợp giải trình tự gene phát hiện nhiễm EG.5.
WHO đánh giá mức độ rủi ro toàn cầu do biến thể mới EG.5 tương đối thấp, chỉ tương tự như hai biến thể lưu hành đang được quan tâm khác XBB.1.5 và XBB.1.16.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0