Hạ viện Mỹ có Chủ tịch lâm thời

Hạ nghị sĩ Patrick McHenry đến từ Bắc Carolina đã trở thành Chủ tịch lâm thời vào sáng 04/10 và sẽ chủ trì cuộc bỏ phiếu lựa chọn chủ tịch tiếp theo của Hạ viện Mỹ, sau khi ông McCarthy bị phế truất khỏi vị trí này.
Chủ tịch lâm thời Hạ viện Mỹ Patrick McHenry.

 

Trong số các ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm cựu  Chủ tịch Hạ viện McCarthy, ông McHenry là người duy nhất bỏ phiếu xác nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Ông McHenry 47 tuổi, sinh ra ở Gastonia, Bắc Carolina, nhận bằng cử nhân lịch sử tại Đại học Belmont Abbey và bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình vào năm 1998.

Sau chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush năm 2000, ông McHenry được bổ nhiệm làm trợ lý đặc biệt cho Bộ trưởng Lao động vào năm 2001.

Năm 2002, ông McHenry được bầu vào Hạ viện Mỹ. Hai năm sau, ở tuổi 29, ông được bầu vào Quốc hội, trở thành một trong những nhà lập pháp trẻ nhất vào thời điểm đó.

Năm 2015, ông McHenry được chọn làm Phó Chánh văn phòng đảng Cộng hòa tại Hạ viện và giữ chức vụ này cho đến năm 2019.

Việc ông McHenry được cử vào vị trí Chủ tịch lâm thời Hạ viên Mỹ không phải là ngẫu nhiên, khi hồi tháng 01/2023, Chủ tịch Hạ viện McCarthy được yêu cầu nộp một danh sách bí mật cho Thư ký Hạ viện Mỹ những người có khả năng kế nhiệm mình trong trường hợp vị trí bị bỏ trống, theo đó người đứng đầu danh sách sẽ đóng vai trò là chủ tịch lâm thời.

Ông Kevin McCarthy bị phế truất khỏi chức Chủ tịch Hạ viện trong cuộc bỏ phiếu lịch sử tại nước Mỹ. Với 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống, Hạ viện Mỹ lần đầu tiên loại bỏ Chủ tịch Hạ viện đương nhiệm, đã đưa Hạ nghị sĩ Patrick McHenry, người đứng đầu trong danh sách bí mật nói trên, trở thành Chủ tịch Hạ viện lâm thời.

Theo New York Times, ông McHenry dường như không muốn đảm nhận vai trò Chủ tịch Hạ viện chính thức, bởi vì năm 2022 ông đã quyết định không tranh cử vị trí chủ tịch mà thay vào đó quyết định lãnh đạo Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, chức vụ mà ông chính thức đảm nhận vào tháng 1 năm nay.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.