Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động phân xưởng vải mành gây ô nhiễm | Hà Nội tin mỗi chiều
Đây là vấn đề không mới, nhưng lần này, chính quyền thành phố đã có hành động dứt khoát, thể hiện quyết tâm bảo vệ chất lượng sống của người dân. Từ câu chuyện này, vấn đề đặt ra không chỉ là một nhà máy gây ô nhiễm bị xử lý mà còn rộng hơn: Hà Nội sẽ giải quyết ra sao với những khu công nghiệp, nhà máy cũ còn tồn tại trong lòng đô thị?
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội gây ra.
Cụ thể, người dân phường Mai Động, quận Hoàng Mai đã nhiều lần phản ánh tình trạng khói bụi từ nhà máy này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trước sự bức xúc của người dân và thông tin từ báo chí, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo kiểm tra ngay, yêu cầu xử lý nghiêm nếu có vi phạm và báo cáo kết quả trước ngày 20/3/2025.
Trong diễn biến mới nhất, vào ngày 15/3, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cùng UBND quận Hoàng Mai đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội. Kết quả, thành phố yêu cầu doanh nghiệp này phải dừng hoạt động phân xưởng vải mành trước tháng 8/2025 để đảm bảo môi trường sống cho người dân.
Đây là động thái cứng rắn thể hiện sự quyết liệt của thành phố trong xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn thể hiện một nguyên tắc quan trọng trong quản lý đô thị: không đánh đổi chất lượng sống của người dân lấy phát triển kinh tế. Từ câu chuyện này, có thể thấy rằng đô thị hóa nhanh chóng đang đặt ra nhiều thách thức. Các khu công nghiệp cũ, nhà máy nằm trong nội đô phải sớm được quy hoạch lại, tránh tình trạng nhà máy lạc hậu, gây ô nhiễm nhưng vẫn tồn tại giữa khu dân cư.
Nhìn rộng hơn, đây cũng là vấn đề về trách nhiệm của doanh nghiệp. Một nhà máy có thể đóng góp vào nền kinh tế, nhưng nếu hoạt động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của cộng đồng, thì trách nhiệm phải đặt lên hàng đầu. Không thể vì lợi nhuận mà phớt lờ quyền được sống trong môi trường trong lành của hàng trăm hộ dân.
Từ câu chuyện nhà máy dệt ở Mai Động, bài toán đặt ra là làm thế nào để không tiếp tục lặp lại tình trạng này ở các khu vực khác của Hà Nội? Thực tế, thành phố đã có kế hoạch di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô, nhưng theo tôi, cần dành nhiều nguồn lực và tiến hành đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Chúng ta có thể chuyển đổi công năng của khu vực nhà máy cũ thành không gian công cộng, công viên hoặc khu sáng tạo – như cách mà nhiều thành phố trên thế giới đã làm.
Nhìn ra thế giới, một số quốc gia đã giải quyết rất tốt vấn đề này. Singapore là một ví dụ điển hình. Chính phủ nước này đã áp dụng mô hình quy hoạch bài bản, yêu cầu các nhà máy di dời ra xa khu dân cư, đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ xử lý khí thải để giảm ô nhiễm. Các khu công nghiệp tại Singapore đều phải đáp ứng tiêu chuẩn xanh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hà Nội hoàn toàn có thể học hỏi từ những mô hình này. Việc quy hoạch các khu công nghiệp mới cần đi kèm với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, đồng thời cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, giảm phát thải ô nhiễm. Ngoài ra, chính quyền cần tiếp tục nâng cao giám sát, để không còn xảy ra tình trạng người dân phải sống trong môi trường ô nhiễm trong nhiều năm mà không được giải quyết. Việc công khai thông tin về các cuộc kiểm tra môi trường, chế tài xử phạt cũng là điều cần thiết để đảm bảo minh bạch và trách nhiệm.
Để phát triển bền vững trong tương lai, Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý ô nhiễm. Dẫu biết, đây là một bài toán khó, tốn kém và dai dẳng nhưng nếu không kiên trì, bền bỉ thì những ống khói rất có thể lại làm đen bầu trời Hà Nội. Mỗi người dân cần tiếp tục phát huy tính giám sát của mình để hỗ trợ thành phố trong việc lên tiếng bảo vệ môi trường sống của mình bất cứ lúc nào.
- Hà Nội triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng không khí | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở Hồ Gươm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đặt mục tiêu quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội: Xử nghiêm nhà máy xả khói vào khu dân cư


Đài Hà Nội đoạt giải cao tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch đô thị; Học sinh hệ 9+ nỗ lực ôn thi tốt nghiệp THPT; Trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi cần tiêm phòng sởi;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
Tối nay, vinh danh 18 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng 2024; Không dễ ứng phó với thách thức thương mại toàn cầu; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tổ chức thẩm định sách giáo khoa mới; Tổng thống Trump: Xung đột Nga - Ukraine đang 'trong tầm kiểm soát';... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Đài Hà Nội giành nhiều giải cao tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 42; Sáng mãi truyền thống phong trào phụ nữ "Ba đảm đang"; Lan tỏa ý thức tiết kiệm điện trong mỗi gia đình; Thủ tướng Canada: Chỉ đàm phán nếu Mỹ tôn trọng chủ quyền;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Hà Nội: Rực rỡ khúc giao mùa tháng 3; Vi phạm đỗ xe trái phép trên đường vành đai 3;... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Sáng tác: Phó Đức Phương. Biểu diễn: Dương Hoàng Yến và Vũ đoàn Tre. Biên đạo: Uyên Chi.
Sáng tác: Hoàng Vân. Biểu diễn: NSND Phạm Phương Thảo và Vũ đoàn Tre. Biên đạo: Uyên Chi.
0