Hà Nội xóa nhà tạm, nhà xuống cấp
Năm 2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp thành phố đã chi hỗ trợ xây dựng 1.008 nhà cho hộ nghèo, sửa chữa 224 nhà; hỗ trợ phương tiện sản xuất trị giá trên 103 tỷ đồng, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn có việc làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, chống tái nghèo. Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô trao tặng nhiều đồ dùng sinh hoạt thiết yếu.
Năm 2024, thành phố chủ động đặt mục tiêu xoá 100% nhà tạm, nhà xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tháng 4/2024, Hà Nội đồng loạt khởi công xây, sửa nhà ở cho 714 hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 15 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí là hơn 61 tỷ đồng, trong đó trích Quỹ “Vì người nghèo” thành phố gần 19 tỷ đồng.
Mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 100 triệu đồng/nhà; trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 50 triệu đồng, Quỹ “Vì người nghèo” thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng, Quỹ “Vì người nghèo” cấp huyện, cấp xã 20 triệu đồng. Các hộ nghèo, cận nghèo được vay ưu đãi tối đa 50 triệu đồng, không phải trả lãi suất 3%/năm.
Kết quả xây dựng nhà đại đoàn kết sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu giảm từ 25-30% số hộ nghèo hàng năm của thành phố, phấn đấu đến cuối năm 2025, thành phố Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo.


Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.
0