Hà Nội: Vì sao giá đất cao nhất gần 700 triệu/m²?

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố bảng giá đất mới với hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến hết 31/12/2025. Mức điều chỉnh đều theo xu hướng tăng, có những khu vực ở khu vực quận Hoàn Kiếm mức giá mới đạt gần 700 triệu đồng/m².

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua khảo sát trong hai năm, giá mua bán thực tế cao hơn bảng giá đất bình quân 250%, nên cần điều chỉnh để sát thị trường, đồng thời tránh tình trạng Nhà nước bị thất thu.

Theo bảng giá đất ban hành năm 2019, khu vực Hàng Khay thuộc quận Hoàn Kiếm có mức là 134 triệu đồng/m². Đến thời điểm hiện tại, theo bảng giá mới, khu vực này có mức xấp xỉ 700 triệu đồng/m². Điều này đồng nghĩa với việc nếu Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì người dân được đền bù ở mức cao hơn, ngược lại, nếu người dân thực hiện các giao dịch nhà đất sẽ phải phải nộp thuế, phí cao hơn.

Theo bảng giá mới, đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh cao hơn 50 - 100% so với trước. Giá đất kinh doanh cao nhất vẫn tại các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm như Hàng Khay, Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, trên 244 triệu đồng một m².

Chính quyền quận Hoàn Kiếm cho biết, là một quận nội đô lịch sử, địa phương này không có nhiều các dự án bất động sản nhưng thị trường chuyển nhượng cũng diễn ra sôi động, quận cũng có một số dự án phải giải phóng mặt bằng.

Năm 2024, quận đã thực hiện một số dự án như 36 Trần Hưng Đạo, đền Bà Kiệu và năm 2025 sẽ tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, do vậy việc áp dụng bảng giá đất sẽ mới góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất, khuyến khích họ chấp hành chính sách giải phóng mặt bằng.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay: “Điều này không chỉ bảo đảm tính công bằng trong quản lý đất đai, mà còn phản ánh chính xác giá trị sử dụng của đất ở từng khu vực, làm cho khoảng cách chênh lệch địa tô hài hòa hơn so với thực tế. Với sự thay đổi về giá đất như trên, người dân thuộc trường hợp thu hồi đất sẽ được hưởng mức bồi thường về đất thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây”.

Trước một vài ý kiến lo ngại sẽ làm tăng thuế, phí về đất đai, các chuyên gia cho rằng, trường hợp thuế, phí về đất đai cao không phù hợp với thu nhập của người dân, cơ quan quản lý cần nghiên cứu giảm tỷ suất tính thuế, phí, chứ không giảm giá đất.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường – đơn vị tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội về bảng giá đất mới, khung giá đất điều chỉnh được khảo sát trong khoảng hai năm với nhiều kênh thông tin. Trong đó, đơn vị tư vấn phải điều tra, khảo sát, thu thập thông tin ở nhiều khu vực, vị trí với hơn 20.000 phiếu khảo sát ở tất cả 30 quận huyện và 579 xã, phường, thị trấn để đảm bảo sự đa chiều và khách quan.

Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc bảng giá tiệm cận giá thị trường giúp giảm bớt sự chênh lệch, thiết lập cơ chế quản lý đất đai đồng bộ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Việc điều chỉnh này giúp tăng nguồn thu ngân sách thông qua các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính về đất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 1,49 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính đến hết tháng 2/2025.

UBND Thành phố vừa Quyết định giao hơn 9,6ha tại hai phường Tây Tựu và Liên Mạc cho quận Bắc Từ Liêm để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công cách mạng; tuy nhiên, để được mua nhà ở xã hội thì người có công với cách mạng vẫn phải đáp ứng điều kiện về nhà ở theo quy định.

Trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cần được hoàn thành trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

Chuyển đổi công năng nhà tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội là chủ trương đúng, đảm bảo mục tiêu kép, tránh lãng phí tài sản công và gia tăng thêm quĩ nhà ở xã hội.

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thủ tục, nguồn vốn khi thực hiện các dự án NƠXH, dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc này, hoặc không có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy triển khai nhanh và hiệu quả.