Hà Nội và Phú Thọ phối hợp quản lý khai thác cát
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội nhận được báo cáo của UBND huyện Ba Vì phản ánh về việc tình hình khai thác cát trên sông Đà, sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ khu vực giáp ranh huyện Ba Vì qua các xã: Thái Hòa, Phong Vân diễn ra tình trạng khai thác cát công khai, tấp nập; hàng chục tàu hút cát hoạt động hết công suất suốt ngày đêm; các tàu thuyền chờ vào lấy cát neo đậu đặc kín quanh khu vực tàu hút đang hoạt động.
Đây là vị trí ngã ba sông, nơi hợp lưu của sông Đà và sông Hồng, tình trạng hút cát đã làm ảnh hưởng đến lòng sông, gây biến đổi dòng chảy làm sạt trượt chân kè và làm nứt đường đỉnh kè, tường rào, tường nhà và công trình dân sinh bị ảnh hưởng.

Việc khai thác khoáng sản thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ giáp ranh địa giới hành chính của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; tuy nhiên huyện Ba Vì không được cung cấp tài liệu hồ sơ cấp phép về hoạt động khai thác (nếu có) để phối hợp quản lý, giám sát. Do vậy, chính quyền địa phương và nhân dân trong khu vực rất hoang mang lo lắng.
Trên cơ sở quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông khu vực giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, giao các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của UBND thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông khu vực giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội; Cung cấp các tài liệu về việc cấp phép hoạt động khai thác cát tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh cho thành phố Hà Nội và thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, ngăn chặn xử lý dứt điểm các vi phạm về khai thác cát trái phép (nếu có). Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, rà soát quy định về yêu cầu đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông theo nghị định của Chính phủ.


Sau khi các thông tin bất thường về phiên đấu giá được lan truyền trên mạng xã hội, các đối tượng của vụ thổi giá đất lên tới 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn đã tỏ ra bình tĩnh "đóng vai là người siêu giàu, có thể thực hiện các vụ mua bán chấn động địa cầu" khi gặp phóng viên các báo để đối phó với dư luận.
Trước tòa, các bị cáo khai nhận đã bàn bạc, thống nhất trả giá cao hẳn với suy nghĩ “không sao cả”, qua đó bỏ lại 36 thửa đất tại huyện Sóc Sơn.
TAND TP. Hà Nội xét xử lưu động 6 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" vào sáng nay (6/3). Đây là nhóm bị cáo dùng chiêu "thổi giá đất" lên đến 30 tỷ đồng/m2 để phá hoại cuộc đấu giá đất tại huyện Sóc Sơn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai quyết định khởi tố bị can, cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Bùi Quốc Nam (60 tuổi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, chiều 5/3.
Ông Lê Văn Chung, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), cùng 3 thuộc cấp đã bị khởi tố do liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án tòa nhà "Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại Vicem".
Lợi dụng uy tín của các lực lượng thi hành pháp luật, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng những giấy tờ giả mạo để tạo uy tín, gây sức ép, khiến nhiều người tin và làm theo yêu cầu chuyển tiền của chúng.
0