Hà Nội ưu tiên phát triển ba khu vực trọng điểm về du lịch | Hà Nội tin mỗi chiều

UBND thành phố Hà Nội đã xác định ba khu vực trọng điểm sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch: Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ, khu du lịch Ba Vì, Di tích quốc gia đặc biệt Hương Sơn. Đây có thể xem là ba biểu tượng đại diện cho ba dòng chảy song song trong bản sắc du lịch Hà Nội: văn hóa - sinh thái - tâm linh.

Việc xác định ba khu vực trọng điểm về du lịch là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy quy hoạch có chiều sâu và tầm nhìn dài hạn. Thay vì phát triển tràn lan, thành phố đang chọn cách tạo nên các “trục tăng trưởng”, làm điểm tựa để lan tỏa du lịch ra các vùng lân cận. Điều này cũng rất phù hợp với định hướng phát triển bền vững, gắn du lịch với bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Vậy, làm thế nào để ba vùng này thực sự trở thành “cực tăng trưởng” trong biểu đồ du lịch của Thủ đô?

Thứ nhất, cần làm lại quy hoạch chi tiết từng khu vực với cách tiếp cận từ góc nhìn của du khách, chứ không phải từ góc nhìn hành chính. Ví dụ: hồ Gươm cần một hệ sinh thái, thậm chí có thể là phát triển văn hóa đúng nghĩa, với bảo tàng mở, trình diễn nghệ thuật đường phố, hoạt động tương tác số; với Ba Vì, chúng ta cần có nhiều hơn những khu nghỉ dưỡng quy mô, đường dạo cảnh quan sinh thái, có thể đưa vào hoạt động trải nghiệm của du khách du lịch thiền và tái tạo năng lượng, chứ không chỉ vài resort biệt lập như hiện giờ; với chùa Hương, ngoài du lịch tâm linh văn minh, chúng ta cần đồng bộ từ dịch vụ đến trải nghiệm, có sự kiểm soát bằng công nghệ chứ không phó mặc cho mùa vụ.

Thứ hai, cần liên kết không gian vùng. Ba Vì không thể “đơn thân độc mã” nếu không kết nối với Sơn Tây, Đường Lâm, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô. Còn chùa Hương có thể được gắn với tuyến du lịch tâm linh Mỹ Đức – Ứng Hòa – Phú Xuyên. Hồ Gươm thì sao? Hãy hình dung nếu được nối với các tuyến phố sáng tạo, khu bảo tàng mở và cả bờ sông Hồng được cải tạo thì đó sẽ là cơ hội rất tốt để bức tranh du lịch của Thủ đô ta khởi sắc.

Thứ ba, quan trọng nhất chính là đổi mới tư duy quản lý. Chúng ta nói quá nhiều về “làm du lịch”, nhưng lại quên mất điều kiện cần là “hiểu du khách”. Hà Nội cần những trung tâm thiết kế sản phẩm du lịch, có sự tham gia tích cực hơn của nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa, kỹ sư công nghệ, bởi đây không thể chỉ là cuộc chơi của chính quyền và doanh nghiệp.

Du lịch, suy cho cùng, là cách một thành phố kể câu chuyện của mình. Và câu chuyện ấy, muốn hay, cần có kịch bản, cần có đạo diễn, cần có cảm xúc – không thể chỉ là “check-in”. Câu chuyện của Hà Nội hôm nay cũng cho thấy tầm quan trọng của quy hoạch gắn với bản sắc. Không ít thành phố trên thế giới đã từng đánh mất bản sắc khi phát triển du lịch đại trà. Hà Nội có thể học bài học từ Kyoto – cố đô của Nhật Bản – nơi mà du lịch hiện đại vẫn đi cùng với bảo tồn truyền thống, từ kiến trúc, lễ hội đến ứng xử văn hóa. Ngược lại, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ dễ rơi vào cái bẫy “du lịch hóa bản sắc”, nơi mọi thứ trở nên na ná nhau.

Với ba trục phát triển du lịch vừa được xác định, Hà Nội đang có cơ hội để tái cấu trúc lại ngành du lịch của mình theo hướng chất lượng, đậm đà bản sắc và bền vững hơn. Nhưng, đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Quan trọng là phải đi đến cùng, phải có sự phối hợp liên ngành. Đặc biệt là phải biết lắng nghe tiếng nói của cộng đồng những người đang sống và góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Những ngày này, nhân dân cả nước đang cùng hướng về Điện Biên – mảnh đất thiêng liêng, ghi dấu Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Áo dài từ lâu đã vượt qua ranh giới của một trang phục, để trở thành biểu tượng văn hóa. Bao đời nay, làng Trạch Xá (huyện Ứng Hòa) vẫn gìn giữ một nét tinh hoa riêng biệt: nghề may áo dài truyền thống. Không rực rỡ phô trương, nhưng từng đường kim mũi chỉ nơi đây là kết tinh của kỹ thuật thủ công, thẩm mỹ văn hoá và truyền thống gia truyền.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất giao UBND cấp xã cấp sổ đỏ lần đầu, rút ngắn thủ tục đất đai; Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm từ nay đến hết ngày 15/6; Trung Quốc, Mỹ kêu gọi Pakistan, Ấn Độ kiềm chế và giảm leo thang;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo dự án trọng điểm quốc gia; Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai Nghị quyết số 57; Người dân Trung Quốc lạc quan sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ mở đường bay thẳng Hà Nội - Moscow; Tránh “tư duy nhiệm kỳ” khi tự lập quy hoạch; Kiểm soát giao dịch thực để đánh thuế lãi chuyển nhượng BĐS; Đề xuất bán ngay xe vi phạm trong một số trường hợp;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.