Hà Nội trang hoàng đường phố đón Tết
Tại quận Hoàn Kiếm, nhiều tuyến phố đã được nâng cấp, cải tạo, làm mới và trang trí toàn bộ không gian công cộng bằng cờ, hoa, rực rỡ sắc màu; chỉnh trang lại toàn bộ đường đi lối lại quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm để tạo điều kiện cho người dân và du khách vui chơi trong dịp nghỉ Tết. Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai trang trí ánh sáng, cây hoa, cây cảnh trang trí cụm chữ, đặc biệt là linh vật rồng biểu tượng cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cùng với hệ thống đèn trang trí, các loại hoa tươi đủ màu sắc và chủng loại cũng được sử dụng trang trí cho đường phố. Các loại hoa đặc trưng chỉ có vào mùa Tết như: hoa trạng nguyên, cúc, hồng, đỗ quyên Đà Lạt, thược dược, ngũ sắc, đào, quất đã tô điểm cho phố phường Hà Nội thêm rực rỡ.
Thời gian vận hành toàn bộ hệ thống trang trí hiện có từ ngày 2/2 (tức 23 tháng Chạp) đến ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng).


Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.
Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại
Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.
0