Hà Nội tổ chức lại hệ thống khám, chữa bệnh | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo đề án đến năm 2030, Thành phố sẽ sắp xếp lại các bệnh viện, đầu tư xây dựng bốn bệnh viện làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cơ bản ở các khu vực Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm. Cùng lúc đó, sẽ có thêm bốn bệnh viện chuyên sâu đóng vai trò tuyến cuối - nơi tiếp nhận các ca bệnh phức tạp hơn.
Thành phố cũng đang đặt mục tiêu kết nối các cấp bệnh viện, số hóa quy trình khám chữa bệnh, từ đặt lịch, theo dõi hồ sơ bệnh án cho đến chuyển tuyến. Nói cách khác, đây là bước đi nhằm xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và thuận tiện hơn cho người dân.
Chủ trương này rất đáng ủng hộ. Bởi hiện nay, chúng ta vẫn đang quen với việc “nhảy cóc” - từ nhà lên thẳng bệnh viện lớn. Điều này vừa khiến tuyến trên quá tải, vừa làm người bệnh thiệt thòi vì chờ đợi, chi phí cao, mà đôi khi chỉ cần xử lý đơn giản ở tuyến dưới là xong.
Theo tìm hiểu, mô hình y tế của Singapore - một đất nước không lớn, dân số cũng tương đương Hà Nội, nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe thì vận hành rất ổn định. Ở đó, người dân không nhất thiết phải chen vào bệnh viện lớn khi gặp vấn đề sức khỏe. Thay vào đó, họ tin tưởng vào phòng khám khu vực, gọi là polyclinic - nơi được trang bị đầy đủ bác sĩ đa khoa, thiết bị xét nghiệm cơ bản và liên thông hoàn toàn với bệnh viện tuyến trên.
Nếu bác sĩ ở tuyến ban đầu xác định cần điều trị sâu hơn, dữ liệu bệnh án sẽ được chuyển ngay lên hệ thống - bệnh nhân chỉ cần đến nơi tiếp nhận, không cần mang theo giấy tờ, không lặp lại xét nghiệm, không chờ lâu. Chính vì phân tầng tốt như vậy, nên người dân Singapore ít tốn kém hơn, bệnh viện tuyến trên có thời gian tập trung cho các ca nặng và quan trọng nhất là ai cũng được chăm sóc y tế một cách công bằng, đúng mức.
Vậy Hà Nội có làm được không? Chắc chắn là có. Vì Thành phố không chỉ đang tổ chức lại mô hình, mà còn gắn nó với chuyển đổi số y tế - một yếu tố rất quan trọng. Khi mọi quy trình được số hóa, khi bác sĩ có thể xem bệnh sử chỉ với một cú nhấp chuột, khi người dân được nhắc lịch khám định kỳ qua ứng dụng điện thoại, lúc đó, y tế không còn là “cấp cứu”, mà trở thành chăm sóc chủ động.
Đương nhiên, để mô hình này hoạt động hiệu quả, cần sự đồng bộ từ nhiều phía: bệnh viện phải được đầu tư, bác sĩ phải được đào tạo, người dân cũng cần thay đổi thói quen. Nhưng nếu từng phần trong hệ thống cùng cải thiện, thì chắc chắn ta sẽ có một mạng lưới y tế vận hành trơn tru hơn, công bằng hơn.
Sắp xếp lại hệ thống y tế theo ba cấp không phải việc làm trong một sớm một chiều. Nhưng với một tầm nhìn dài hạn, rõ ràng Hà Nội đang đặt những viên gạch đầu tiên cho một nền y tế bền vững. Và một ngày không xa, bạn sẽ có thể yên tâm đi khám gần nhà, được chăm sóc tốt, nhanh, không phải chờ hàng giờ hay chen nhau giữa những hành lang bệnh viện đông đúc.


Nhiều nghệ sĩ trẻ đang thổi làn gió mới vào dòng nhạc yêu nước bằng những sáng tạo đầy cảm hứng và hiện đại. Những giai điệu ấy không chỉ lay động trái tim người nghe mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ.
Xuất khẩu vững vàng trước thuế quan; Kỳ vọng với hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX; Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất hai tuần qua;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Mùa nắng ở Hà Nội, có người thường giữ thói quen cùng người bạn thân dạo quanh những góc phố thân thuộc, ngắm nhìn phố phường Hà Nội óng ánh dưới nắng vàng.
Tối và đêm nay, Hà Nội nhiều mây, khả năng mưa vẫn diễn ra ở vài nơi, trời mát; nhiệt độ giảm còn từ 24-26 độ; độ ẩm 80- 93%.
Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.
Luật Thủ đô tạo cơ chế đặc thù cải tạo chung cư; Nhiều khu chung cư cũ hoàn thành lập quy hoạch chi tiết; Hà Nội dẫn đầu cả nước xây dựng nhà ở xã hội;... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin Nhà đất và Đầu tư hôm nay.
0