Hà Nội tiếp diễn mưa phùn kèm nồm ẩm kéo dài
Miền Bắc đang ấm lên rõ rệt nhưng ô nhiễm không khí nguy cơ gia tăng. Tình trạng sương mù và nồm ẩm quay trở lại khu vực và kéo dài trong nhiều ngày tới. Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân Hà Nội.

Độ ẩm không khí lớn, xấp xỉ 75% - 100% kèm mưa phùn kéo dài khiến hơi nước đọng trên bề mặt đường lẫn nền nhà, tường nhà. Dân gian thường gọi đây là hiện tượng nhà bị "đổ mồ hôi". Nhiều người vẫn nói đùa vui với nhau rằng, mùa nồm ẩm là "đặc sản" của các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Bộ.

Thời tiết nồm ẩm cũng gây nên nhiều khó chịu cho cuộc sống của con người cũng như nhà cửa ẩm thấp, vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện hình thành và phát triển mạnh mẽ, gây ra các bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh hô hấp. Để hạn chế độ ẩm trong mùa ẩm nồm, chúng ta nên bật điều hòa và để chế độ khô để hạn chế độ ẩm, sử dụng các vật liệu hút ẩm, và đặc biệt nên đóng cửa để tranh không cho hơi nước bên ngoài bay vào nhà.

Theo dự báo, liên tục từ ngày 14/3 cho đến 18/3, khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác về đêm và sáng, trưa chiều giảm mưa.


Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.
Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.
Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.
Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.
Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.
0