Hà Nội thêm một trường thí điểm giáo dục thông minh
Với ý nghĩa đó, sáng 8/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có buổi làm việc với Huyện ủy Đông Anh về triển khai thí điểm mô hình giáo dục thông minh trên địa bàn huyện.
Bắt đầu từ năm học 2024 - 2025, mô hình thí điểm giáo dục thông minh sẽ được triển khai tại Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng - huyện Đông Anh, với sự phối hợp của Google for Education. Mô hình áp dụng phương pháp tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm.
Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động học tập, đồng thời, hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án mang tính tương tác cao. Đây là ngôi trường thứ hai của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội triển khai thí điểm mô hình giáo dục thông minh.
Trước đó, là Trường THCS Xuy Xá - huyện Mỹ Đức. Kết quả từ mô hình này đã góp phần khẳng định hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập và quản trị nhà trường tại Thủ đô.
Tại buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tặng huyện Đông Anh một màn hình thông minh cỡ lớn; Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina tặng Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng gói thiết bị của một phòng học thông minh; gần 300 đầu sách cũng được tặng cho một số thư viện trên địa bàn huyện nhằm phục vụ học sinh và nhân dân trong dịp hè năm 2024.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0