Hà Nội thành lập Hiệp hội Logistics

Ngày 12/11, Hiệp hội Logistics Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022-2025.
Ảnh minh họa.

Với chủ đề "Gắn kết - Hội nhập - Phát triển", Đại hội xác định nhiệm vụ, Hiệp hội sẽ trở thành cầu nối giữa chính quyền thành phố Hà Nội với các hoạt động logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thủ đô.

Tại phiên họp thứ nhất, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội Logistics Hà Nội nhiệm kỳ 2022-2025 gồm 16 thành viên. Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Delta được đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ đầu tiên.

Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực logistics, coi đây là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp logistics của Hà Nội hội nhập và phát triển không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn vươn ra thị trường thế giới.

Khẳng định về sự cần thiết của việc thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ, Hà Nội hiện có 25.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của hoạt động kinh tế thành phố, còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm.

Ngành công thương thành phố mong rằng, Hiệp hội Logistics Hà Nội sẽ làm tốt vai trò là cầu nối giữa chính quyền thành phố với các hoạt động logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo Tài chính kiểm toán của Vingroup cho thấy, ông Vượng đã tài trợ tổng cộng gần 27.300 tỷ đồng cho VinFast, tức là hơn 1 tỷ USD; trong đó năm 2024 là gần 8.300 tỷ đồng và năm 2023 gần 19.000 tỷ đồng.

Cùng với tiến trình đổi mới của cả nước, khu vực kinh tế tư nhân tại TP.HCM đã không ngừng phát triển và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình VentureX và khóa học Hub GenAI for Founders đã ra mắt sáng 29/3, mở ra cánh cửa mới cho những bạn trẻ đam mê khởi nghiệp trong thời đại trí tuệ nhân tạo.

Kinh tế tư nhân đang là khu vực đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển, khiến doanh nghiệp khối này “chậm lớn”.

Tại Chỉ thị số 10 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để đến năm 2030 có thêm một triệu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.