Hà Nội tăng tốc chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
Trong 3 tháng đầu năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc bệnh sởi gần đây có xu hướng tăng cao. Đến ngày 14/3, thành phố ghi nhận 876 ca mắc bệnh sởi và dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong đó, có thể ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh sởi, đặc biệt ở nhóm trẻ em mắc các bệnh lý nền, thường xuyên phải nhập viện điều trị. Tính đến ngày 14/3, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi của thành phố mới đạt 66%, còn thấp so với kế hoạch đề ra (đạt trên 95%).
Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thời gian tới theo nguyên tắc “phòng là chính”, UBND TP yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động nắm bắt, dự báo tình hình dịch bệnh, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
Đồng thời, các đơn vị, địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa theo địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý, rà soát các điều kiện phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh được kịp thời, hiệu quả.
Đặc biệt, các địa phương đảm bảo đủ nhân lực, kinh phí, vật tư, trang thiết bị để đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi, đặc biệt là đối tượng trẻ em từ 6 - 9 tháng tuổi.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0