Hà Nội tăng giá dịch vụ y tế để tăng chất lượng
Bị đau cột sống và tê bì chân tay, ông Nguyễn Văn Tề (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) đến khám và điều trị bấm huyệt tại Trạm Y tế thị trấn Phúc Thọ. Việc tăng giá dịch vụ y tế lần này không ảnh hưởng đến ông, bởi ông đã mua BHYT. Nửa tháng điều trị tại trạm y tế, ông được thanh toán 100% tiền khám chữa bệnh.

Anh Phạm Đức Hoàng (phường Hà Cầu, quận Hà Đông) chưa tham gia BHYT. Vì yêu cầu công việc, anh đã thực hiện ba xét nghiệm viêm gan A, B, C tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Giá của ba xét nghiệm này trước đây hết 409 nghìn đồng. Sau khi nghị quyết có hiệu lực, giá của ba xét nghiệm chỉ thêm 8 nghìn đồng. Anh Hoàng nhận xét: "mặc dù có tăng nhưng không nhiều. Tôi nghĩ cũng cần mua BHYT, bởi nhỡ mắc bệnh nặng thì có BHYT chi trả, đỡ tốn kém".
Hà Nội hiện đang quản lý 42 bệnh viện công, 7 bệnh viện bộ ngành khác ngoài Bộ Y tế, 43 bệnh viện tư nhân, hơn 570 trạm y tế và gần 3.900 phòng khám đa khoa - chuyên khoa và cơ sở y tế tư nhân. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chỉ tác động đến gần 6% số người chưa tham gia BHYT ở Hà Nội.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0