Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong dịp đón Tết nguyên đán Nhâm Dần.

(HanoiTV) - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ban hành công văn số 250/SVHTT-NSVH gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện công tác quản lý lễ hội Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã trên địa bàn chủ động thực hiện tốt các quy định của Trung ương và Thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong dịp đón Tết nguyên đán Nhâm Dần. 

Các di tích tiếp tục thực hiện tạm dừng lễ hội theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, trong những ngày Tết, ngày chính lễ tại các điểm di tích, các nơi thờ tự thực hiện việc thờ cúng theo truyền thống đảm bảo ấm cúng, trang trọng.

Xây dựng kế hoạch thực hiện việc dừng tổ chức lễ hội, trong đó phân công cụ thể các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ ngăn chặn từ xa việc tập trung đông người vào các ngày chính lễ hội. Vận động nhân dân không lập bàn thờ tạm gần các di tích, chùa, đền,…, cài tiền lẻ tại cổng để bái vọng, gây mất mỹ quan, tang nguy cơ lây lan dịch bệnh. 

Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong việc cưới, việc tang, tảo mộ, mừng thọ; giỗ chạp, mừng sinh nhật, tổ chức ngày lễ, ngày kỷ niệm; các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí đảm bảo phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, quy định của địa phương và Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Hướng dẫn số 157/HD-SVHTT ngày 09/11/2021 hướng dẫn thực hiện quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cùng với đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình dịch bệnh, thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác, tạo sự đồng thuận trong xã hội để người dân vui Xuân, đón Tết an toàn. Hướng dẫn, khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động tín ngưỡng đáp ứng nhu cầu của nhân dân (như tổ chức các hoạt động bằng hình thức trực tuyến).

Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành ở các cấp, tăng cường kiểm tra việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; kiểm tra việc dừng tổ chức lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ Nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.